Nguồn
thực phẩm tốt lành nuôi dưỡng thân tâm
DƯỠNG SINH
– NGHỆ THUẬT QUÂN BÌNH THÂN TÂM
Sức khỏe con người được kiến tạo và ảnh
hưởng bởi 5 yếu tố cơ bản: Gen Di truyền,
Môi trường sống, Thực phẩm hóa chất sử dụng, Sự Vận động, Tinh thần -Tâm ý.
Tất cả các yếu tố này tương tác, hổ trợ nhau, làm chuyển hóa và ảnh hưởng mật
thiết đến sức khỏe con người.
Người vui vẻ, lạc quan ăn cùng một thực
phẩm và sống cùng một môi trường với người âu sầu, lo lắng thì họ vẫn khỏe mạnh
hơn. Hai chị em sinh đôi cùng trứng - người thích các thực phẩm lẫn hóa chất độc
hại, người biết chọn lựa thực phẩm tốt lành và tránh xa hóa chất nguy hiểm –
thì cuối cùng sức khỏe cũng khác nhau.
Bạn phải chấp nhận Gen di truyền, khó tìm được Môi trường sống hoàn hảo như mong muốn;
nhưng có thể chọn lựa Thực phẩm và hóa chất sử dụng. Về Vận động và Tinh thần,Tâm ý, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động vận động
đúng đắn (đi đứng nằm ngồi, tập luyện cơ thê) và rèn luyện làm chủ tâm trí để từ
đó có suy nghĩ và hành động theo chiều hướng tích cực, lạc quan hoặc tìm
thấy sự an định cho tâm hồn .
Sự
QUÂN BÌNH TÂM có thể đạt được hay được hổ trợ bởi sự QUÂN BÌNH THÂN thông qua ăn uống và vận động. Đó là con đường
Trung đạo trong dưỡng sinh.
Sự QUÂN
BÌNH DƯỠNG SINH, tức sự hiểu biết về Quân bình âm dương trong thực dưỡng (triết lý của Phương
Động) kết hợp với sự Quân bình về dinh
dưỡng và Quân bình acid & kiềm (cách tiếp cận thực phẩm của
Phương Tây) sẽ mang đến cho bạn một thân tâm mạnh lành và có khả năng phòng chống,
chuyển hóa bệnh tật.
Trong nhiều nền Văn hóa Ẩm thực, Phương pháp dưỡng sinh Macrobiotics (các
vị Thầy tiên phong George Ohsawa, Michio Kushi) hướng con người về với tự
nhiên, dựa trên ăn uống QUÂN BÌNH ÂM
DƯƠNG và sử dụng thực phẩm thiên nhiên.Theo TS. Osawa, đây là chìa khóa
sức khỏe, cũng là cánh cửa mở ra Niềm phúc lạc vô biên (Niết bàn,
Cực lạc, Thiên đàng…). Người vi phạm quy luật Quân bình âm dương là vi
phạm luật tự nhiên, sẽ phải gánh chịu hậu quả trên thân (đau bệnh)
và tâm (lo lắng, buồm thảm)… Vạn vật vô thường và biến đổi, có thể
chuyển hóa từ cực này sang cực kia, tuy nhiên, cần một từ tâm, tinh
thần và trí tuệ tương xứng.
Việc phân loại tính Âm, Dương của thực
phẩm đòi hỏi sự nghiên cứu Phương pháp thực dưỡng, và tính ứng dụng của nó là quá trình lâu dài mà người ăn cần tham
khảo cũng như thực nghiệm. Tuy nhiên, thông thường, trong đời sống hàng
ngày ứng dụng phương pháp dưỡng sinh, bằng quan sát, bạn vẫn có thể nhận
biết được tính A-D, cũng như có thể dùng phương pháp chế biến, phối hợp thức
ăn để sử dụng, điều chỉnh bữa ăn cho phù hợp với người âm tạng hay dương tạng.
ÂM
|
DƯƠNG
|
|
NGƯỜI
|
Da nhợt nhạt, mỏng, mềm, ít lông, lỗ chân
lông nhỏ
|
Da hồng hào, săn chắc, dầy, nhiều lông
|
Xương nhỏ, mềm, yếu. Da mát, tay chân lạnh.
|
Xương to, cứng chắc, tay chân ấm nóng
|
|
Tóc mềm, sợi mảnh – đôi khi quăn, mày nhạt
|
Tóc cứng, sợi to – thường, mày đậm
|
|
Nói nhỏ nhẹ, cử điệu chậm chạp, phản ứng chậm
|
Nói rổn rảng, nhanh, mạnh, phản ứng nhanh
|
|
Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái
|
Tích cực, năng động, hăng hái
|
|
Ít ăn thức ăn cay, mặn, hăng nồng, sống
|
Hay ăn thức ăn cay, mặn, hăng nồng, sống
|
|
THỰC PHẨM (xét về vật
thể)
|
||
H.dáng,ch.năng
|
Dài, trương nở, phân ly, phát tán
|
Ngắn, thu, co rút, hợp nhất
|
Trọng lượng
|
Nhẹ, rỗng, nhiều nước
|
Nặng, chắc, đặc
|
Mùi vị
|
Chua, đắng, ngọt gắt, nóng, thơm dịu
|
Ngọt thanh, mặn, hăng, cay
|
Màu sắc
|
Từ Âm đến Dương: Đen, tím, xanh màu đỏ,
vàng, da cam
|
|
Cách mọc
|
Hướng mọc xuống dương hơn mọc ngang, mọc
ngang dương hơn mọc hướng lên
|
|
CHẾ BIẾN THỨC ĂN
|
||
Cách thức
|
Chua, ngọt, lạt, nhiều nước: ướp chua, trộn sống, nấu canh, luộc, hầm,
chưng, phơi sương, xào nước
|
Ngọt thanh, mặn, ít nước: xào khô, chiên, phơi khô, ngâm nước
muối, kho mặn, nướng
|
Thời gian
|
Nhanh
|
Càng lâu càng dương
|
Người âm tạng nên tránh ăn quá âm và ngược lại, người quá
dương nếu thường xuyên ăn các món cực dương sẽ càng trở nên hung hãn.
Tuy nhiên, người nam nên ăn thức ăn dương hơn; và để giữ được vẻ đẹp
nữ tính, phái nữ nên chọn ăn chay
dưỡng sinh. Theo TS.Osawa, đàn ông Âm tính khốn khổ hơn đàn ông quá
Dương, cũng như phụ nữ Dương tính khốn khổ
hơn phụ nữ quá Âm, vì họ đã vi phạm nguyên lý căn bản
của cuộc sống. Người vợ quá Dương, nếu khôn ngoan, cũng có thể đòi
hỏi và tác động dẫn đến thành công sự nghiệp một người chồng quá
Âm. Nhưng những người đi ngược với tự nhiên này khó tìm thấy hạnh
phúc thật sự trong đời sống vợ chồng. Chỉ bằng từ tâm (một tình yêu
rộng lớn không chiếm hữu) và trí tuệ, bạn có thể thay đổi vũ trụ, hãy
bắt đầu từ chính mình.
Mùa lạnh hay sống ở xứ lạnh nên dùng nhiều thực phẩm dương;
ngược lại, mùa nóng, sống vùng nhiệt đới nên ăn âm hơn. Bữa ăn nên bắt đầu bằng món Dương, món Âm
nên ăn cuối cùng. Một thực phẩm quá âm sẽ được chế biến cho dương hóa và
ngược lại; một món ăn quá dương nên dùng chung với món âm. Một thực phẩm, trong sự toàn
vẹn của nó, thường quân bình hơn là chỉ sử dụng một bộ phận nào
đó, vì vậy cố gắng ăn nguyên thực phẩm đó khi có thể.
Thực phẩm
(thực và động vật), ngoài tính chất và chủng loại vật thể, còn có
tâm thức nội tại của vật thể đó, nên tính âm dương sẽ bị biến đổi.
Động vật khi bị giết mổ thường phát tâm sân hận, khác với thực vật
thường ‘”hiến tặng” người dùng một cách vô tâm hoặc thụ động. Vì
vậy, thực vật thường âm và kiềm hơn động vật (tuy rằng có một số thực
vật, xét về tính chất bên ngoài, dương hơn một số động vật, nhưng bản
chất nội tại lại mang tính âm hơn), trong khi đó động vật nào càng
đầy “nộ khí” tại thời điểm bị giết mổ (qua tiếng kêu của nó), sẽ
càng trở nên dương hơn và acid hơn (Xem
tính kiềm và acid của thực phẩm ở phần dưới đây). Nghêu sò ốc
hến hàu thường “vô tâm” hơn và không “chạy trốn” khi bị ăn thịt.
Với cách suy xét và
tiếp cận toàn diện, bên cạnh Quân bình âm dương của thực dưỡng, chúng
ta nên chọn lựa thực phẩm với hai tiêu chí khác không kém phần quan
trọng: Quân
bình về dinh dưỡng và Quân bình acid
& kiềm.
Theo minh triết Phương Đông (Âm Dương) và cũng đã được soi
rọi lại bằng nền khoa học thực nhiệm Phương Tây (Acid & Kiềm) như sẽ
nêu dưới đây, nếu thường xuyên dùng các thực phẩm mất QUÂN BÌNH DƯỠNG SINH
sẽ có nguy cơ bệnh tật rất cao, vì dẫn đến trạng thái mất quân bình
của cơ thể.
QUÂN BÌNH ACID &
KIỀM: Các Nhà nghiên cứu (tiên
phong là TS. Herman Aihara) tìm thấy sự
cân bằng nồng độ pH của dịch thể (máu, nước tiểu, dịch tế bào) rất quan
trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hoạt động của bạn. Độ pH máu của một cơ thể khỏe mạnh, quân bình là 7,35 – 7,45 (Kiềm nhẹ).
Khi mất quân bình, độ pH dưới 7,35 (Acid cao) hay từ 7,5 trở lên (Kiềm cao), cơ
thể bị nhiễm độc dẫn đến không khỏe mạnh.
Nồng
độ acid cao trong dịch thể là nguyên nhân của nhiều bệnh (các
bệnh về tim, não, huyết áp, xơ cứng động mạch, đột quị, tiểu đường, béo phì,
ung thư, phổi kết hạch, đau thận, viêm dạ dày, bệnh kết sỏi, loãng xương, tê
thấp, viêm khớp, gout, bệnh dị ứng, bệnh về da như mụn nhọt, trứng cá, mẩn đỏ,
rụng tóc… kể cả bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ).
100%
người bị ung thư có dịch thể bị acid hóa, trẻ nhỏ có nồng độ acid cao sẽ phát
triển không bình thường. Khi dịch thể acid, vi khuẩn rất dễ sinh sôi nảy nở, tế bào ung thư cũng
dễ dàng di chuyển.
Dịch thể bị Kiềm cao cũng gặp một số bệnh,
nhưng vi khuẩn khó khăn sinh sôi nảy nở nên không gây hại nhiều như nhiễm acid.
Các bệnh do Kiềm cao như: thương hàn, tiêu chảy trẻ em, phù nước, khô
da, hen suyễn, loét dạ dày (do dạ dày phải thường tiết ra acid để acid
hóa kiềm dịch thể, nhiều lần như vậy sẽ bị loét). Ba nhóm người dễ bị kiềm hóa: 1.
Người suy dinh dưỡng 2. Người ăn chay ăn kiêng không đúng cách (ăn nhiều
trái cây và rau quả, nhưng thiếu đạm và ngũ cốc) 3. Người thường ăn
hải sản làm cho sự cân bằng pH cơ thể bị phá vỡ, sự tích trữ tính
kiềm khó khăn, dễ bị hen suyễn. Hệ quả dư thừa Kiềm dương trong cơ
thể gây kích thích mạnh trong hệ thần kinh, người bệnh cảm thấy bứt
rứt, thấy như lửa đốt, co giật không kiềm chế được (co rút đột ngột
ở cánh tay, rồi lan tỏa đến cơ mặt và cuối cùng là toàn bộ cơ thể),
bệnh nhân có thể chết vì co rút các cơ đường hô hấp. Tuy nhiên,
thường ít có tình trạng nghiêm trọng xảy ra.
Trẻ em sinh ra dịch thể thường “kiềm”, theo thời gian tế
bào trở nên acid hơn (bị “lão hóa”). Có bốn nguyên nhân chính gây ra quá
trình acid hóa trong cơ thể: 1. Thừa
dinh dưỡng (ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid: thịt cá, dầu mỡ, ngũ
cốc, đường tinh chế, nước ngọt đóng hộp, thực phẩm có hóa chất độc
hại) 2. Ít vận động 3. Ô nhiễm môi trường. 4. Áp lực lớn (stress) hay trầm
cảm âu sầu (Nếu do ăn uống mà dịch
thể bị acid, ngược lại, cũng gây trầm cảm hoặc stress).
Bốn nhóm người dễ bị acid hóa: 1.Người làm việc quá tải hoặc
người thường xuyên thức khua quá 1g đêm 2. Người thường xuyên ăn muộn
(ăn tối không cách 2g trước khi ngủ) 3. Người không ăn sáng 4. Người cao tuổi.
Bên cạnh yếu tố tinh thần và vận
động, thực phẩm cũng là nguồn
chính có thể gây acid cho dịch thể hoặc điều chỉnh đem lại độ pH
kiềm nhẹ. Sự phân loại thực phẩm có tính acid hay kiềm dựa trên
ảnh hưởng của chúng đến nồng độ pH của cơ thể.
Thực phẩm có hàm lượng protein cao
(thịt, cá, trứng) có tính acid cao, hoặc lượng protein không cao nhưng
phospho lớn (ngũ cốc) có tính acid nhẹ. Thực
phẩm giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên (trái
cây, rong biển, rau củ, đậu) có lượng kali, magie và calci cao nên giàu
tính kiềm. Thực phẩm sẽ trở nên axit hơn nếu qua nấu nướng
(đặc biệt là chiên rán, cháy). Thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói, thức ăn
chứa hóa chất phụ gia dùng trong chế biến cũng nhiễm axit. Cần tìm hiểu kỹ
lưỡng.
BẢNG ÂM DƯƠNG – ACID KIỀM KT
CỰC ÂM &
CỰC KIỀM
Rong nori
|
KHÁ ÂM & CỰC KIỀM
Rong tóc tiên
Hijiki
Rong mơ, Tảo
|
HƠI ÂM &CỰCKIỀM
Rong Wakame,
Phổ tai
|
Quan bình AD và cực Kiếm
|
HƠI DƯƠNG & CỰCACID
Cá chép
|
KHÁ DƯƠNG &
CỰCACID
Cá thu, cá bơn,
Cá
ngừ,
Bạch
tuộc
Cá lớn
nước mặn
|
CỰC DƯƠNG &
CỰC ACID
Gà tây.
Trứng cá muối. Mực khô. Thịt
muối
Giăm
bông, Thịt hun khói
|
CỰC ÂM &
KHÁ KIỀM
Rau bina
Giá, dưa chuột
Mầm cải
Mồng tơi
Gừng
Dấm
|
KHÁ ÂM & KHÁ KIỀM
Rau răm, Hành ngò,
Rau
dền, mướp, rau càng cua, rau muống.
Trái
hồng
Đường
mía thô
|
HƠI ÂM & KHÁ
KIỀM
Rong mứt sấy
Mù tạc, Lá củ cải
Rau mùi tây
Lá
cà rốt
Củ cải trắng, Su hào
ngó sen, Hạt sen, Cà rốt
Sữa mẹ
|
Quan bình AD và khá Kiếm
Rong mứt sấy tamari mè.
|
HƠI DƯƠNG & KHÁ ACID
Gạo lứt, lúa
mì, hắc mạch, lúa mạch,
Nui
lứt, Hủ tiếu lứt
Nghêu sò ốc hến.
Hàu sống
Nước trà gạo lứt
(Nước bọt
kiềm nhẹ, nên ăn số 7- gạo lứt muối mè - phải nhai kỹ để không bị
acid )
|
KHÁ DƯƠNG &
KHÁ ACID
Bánh nướng,
Cá nhỏ nước mặn
Mực, lươn,chạch
Thịt gia cầm
Ếch, thỏ
Thịt Heo
Bào ngư
Trà gạo lứt
|
CỰC DƯƠNG &
KHÁ ACID
Tôm cua
Trứng
Lòng đỏ trứng
Cá
hồi,
cá ngử
đại dương
Thịt đỏ
|
CỰC ÂM &KIỀM NHẸ
Khoai tây, khoai
lang
Khoai sọ, Măng, nấm
Cà tím, Cà chua
Hoa quả nhiệt đới: Xoài, đu đủ, bơ,
chanh, nho, cam, đào
dưa hấu, Cà phê. Magazin, Yogourt, sữa
chua,Phômai tươi. Kem trái cây tự nhiên không hóa chất
|
KHÁ ÂM & KIỀM NHẸ
Hạt tiêu. Nấm đông cô
Lê, Thanh long, Mận,
Anh đào, dâu tằm,
dâu
tây. Mật ong, Rượu vang. Khoai từ, khoai mỡ. Thì là, bông cải, cần tây, ổ qua, bắp cải, bí bầu, củ cải đỏ, đậu ve, Trà xanh. Atstiso
Sữa bò
|
HƠI ÂM & KIỀM NHẸ
Dầu
ôliu
Trái
vả, Gấc
Mơ,
táo, nho khô
xà lách son, Cải dún, rau má, lá
lốt, tía tô, bí đỏ, củ cải trắng, trái đậu hàlan,
Phomai vàng mặn. Bobo, hạt bí, Đậu xanh, đậu trắng, đậu ngự,
đậu đen.
|
Quan bình AD và Kiếm
|
HƠI DƯƠNG & ACID NHẸ
Kiều
mạch
Gạo trắng
Bánh
mì
Sữa
thảo mộc
|
KHÁ DƯƠNG &
ACID NHẸ
Cá nhỏ nước ngọt
Lòng trắng trứng
|
CỰC DƯƠNG & ACID NHẸ
Trứng cá
Chim trĩ
|
TRUNG TÍNH ÂM
Nước tinh khiết
|
QUÂN BÌNH AD &
Kiềm nhẹ
Cà rốt, ngó sen, Ngũ
cốc mọc mầm, Canh dưỡng sinh,
Trà xích tiểu
đậu-phổ tai, Trà gạo lứt phổ tai
|
TRUNG TÍNH DƯƠNG
Muối biển
|
||||
CỰC ÂM &ACID NHẸ
Nước trái cây đóng
hộp không chất bảo quản
Bia, rượu gạo
Kem trái cây có bỏ
phụ gia hóa chất
|
KHÁ ÂM & ACID NHẸ
Trái
chà là,
Hạt
đậu Hà lan
Đậu
nành, Dầu nành, Tàu hủ,
Bột
nở
|
HƠI ÂM & ACID NHẸ
Nước
máy
Đại mạch.
Mì ống, mì ý
Nước khoáng, nước soda, nước giếng
|
Quân bính AD nhưng Acid nhẹ
|
HƠI DƯƠNG &
KIỀM NHẸ
Mè, Kê,hạt salba,quinoa
Dầu
mè, Bơ mè, mè rang Đậu đỏ, đậu ván.,
đậu lentis, xích tiểu dậu, đậu gà, hạt quinoa, salba.
Phomai
vàng, Phomai mặn, Phomai sữa dê
Kim
chi, Dưa muối.
Nước
ngải cứu.
|
KHÁ DƯƠNG &
KIỀM NHẸ
Muối mè
Trà xích tiểu đậu
Café Osawa.
Trà gạo lứt cà rốt
|
CỰC DƯƠNG & KIỀM NHẸ
Trà mu
|
CỰC ÂM & KHÁ ACID
Nước đá có bỏ hóa
chất xử lý
|
KHÁ ÂM & KHÁ ACID
Chuối,
chocolate
|
HƠI ÂM &KHÁ ACID
Bắp, yến mạch
hạt dẻ, hạt óc chó.
Đậu phụng, dầu phụng
|
Quân bính AD nhưng Khá Acid
|
HƠI DƯƠNG & KHÁ KIỀM Củ sen, Ngưu bàng, Sắn dây
Trà
bồ công anh, trà bancha 3 năm,
trà
cành, trà trinh nữ, nước lá vối, nước lávằng
|
KHÁ DƯƠNG &
KHÁ KIỀM
Hoài sơn, Nhân sâm
Ca la thầu,
Tương đặc, Miso, Tamari
|
CỰC DƯƠNG & KHÁ KIỀM
Quế
|
CỰC ÂM & CỰC ACID
Rượu, Ma túy, phụ gia hóa chất, chất
tạo ngọt, đường tinh luyện, dược phẩm, nước ngọt, chất bảoquản,
phụ gia hóa học…
|
KHÁ ÂM & CỰC ACID
Dừa, Dầu dừa
Mỡ động vật,
Tỏi, cari,
|
HƠI ÂM &
CỰC ACID
Cám gạo,
Hạt điều
Hạt hướng dương
Rùa, baba
|
Quân bính AD nhưng Cực Acid
|
HƠI DƯƠNG & CỰC KIỀM
Phổ tai xào tamati
|
KHÁ DƯƠNG &
CỰC KIỀM
Mơ muối,
Chanh muối lâu năm
Tro làm từ rong Hijiki, phổ tai
|
CỰC DƯƠNG &
CỰC KIỀM
Dentie
Tamari lâu năm
|
Quan
sát BẢNG
ÂM DƯƠNG – ACID KIỀM,
ta nhận thấy, các thực phẩm nằm ở
vòng bên ngoài, đều ở trạng thái cực đoan, nếu ăn thường xuyên hay ăn
quá nhiều loại thực phẩm đó mà không biết phối hợp hai thực phẩm
cực đoan lại với nhau trong bữa ăn, có thể gây mất quân bình trầm
trọng cho cơ thể, dẫn đến bệnh tật.
A- Thực phẩm gây Acid
cao (VÒNG NGOÀI): nguyên nhân gây rất nhiều bệnh, chỉ người rất khỏe
mạnh mới có thể dùng, nhưng cũng không nên lạm dụng và phải dùng
phối hợp với thực phẩm kiềm cao.
1. Thực phẩm gây cực acid &
cực dương cho dịch thể (động vật thịt đỏ, cá lớn nước mặn).
2. Thực phẩm gây khá
acid & cực âm (cà, măng, nấm, giá, khoai tây…)
3. Thực phẩm gây cực
acid & cực âm (rượu bia, đường tinh luyện, hóa chất phụ gia, nước ngọt
đóng hộp…).
Thực Dưỡng khuyên bạn nên cẩn thận với các loại thức ăn, thức uống công nghiệp
sử dụng các hóa chất phụ gia độc hại … Khi cơ thể ngừng nạp thực phẩm có hại,
tiếp nhận thực phẩm tốt lành và quân bình, thì cơ thể được trở về trạng thái khỏe
mạnh, chuyển hóa/chữa lành được nhiều căn bệnh – nhất là các bệnh phát sinh từ
việc ăn uống vô độ mà ra.
B-Thực phẩm Cực âm & Khá kiềm (VÒNG NGOÀI)
Đối với Trái cây
nhiệt đới quá chua hay quá ngọt, rau thân mềm ăn sống … thường được cho
là rất tốt, bổ sung vitamine, khoáng chất, chất xơ, nên hay có thói
quen ăn nhiều, điều này rất nguy hiểm. Nghiên cứu Tây y đã chỉ ra các
bệnh do dư thừa vitamine, chất xơ (xem
bài Thực phẩm tốt cũng không nên ăn
nhiều - KT). Phương pháp dưỡng sinh khuyên chỉ nên dùng ít hoặc
dùng phối hợp để lập quân bình cho những người có thói quen ăn thực
phẩm quá dương và quá acid (thịt cá). Người ăn chay nên ăn ít hoặc
hạn chế.
C- Thực phẩm Cực kiềm và Cực âm, Cực
kiềm và Cực dương (VÒNG
NGOÀI):
- Cực kiềm và Cực âm:
Điển hình là Rong
biển, rất bổ dưỡng, tuy nhiên, chỉ được
sử dụng một lượng nhỏ (2 -4 g/ngày) để kiềm hóa dòng máu; hoặc
dùng phối hợp để tạo quân bình cho các thực phẩm quá dương và acid
(như món Susi cá hồi).
- Cực kiềm và Cực dương:
Có thể sử dụng khi
cần thiết với liều nhỏ như
“thuốc tự nhiên” để điều chỉnh axit cơ thể, giải độc chất nội tế bào và ngoại
tế bào, làm kiềm và dương hóa cơ thể
âm và acid khi bị bệnh, đưa cơ thề về lại
trạng thái quân bình (tamari lâu năm, mơ muối, chanh muối lâu năm, dentie…). Riêng
một vài thực phẩm như tamari, miso rất bổ dưỡng có thể dùng hàng
ngày nhưng với một lượng rất (khoảng 1-2 muỗng café/ngày).
D- Các Thực phẩm Khá kiềm/acid & Khá
âm/dương (VÒNG KỀ TRONG), TP tương đối quân bình (VÒNG TRONG)
An toàn và tốt nhất là nên
chọn hoặc phối hợp các thực phẩm vốn tự thân đã khá quân bình,
không quá dương hoặc quá âm, không quá acid hoặc quá kiềm (như chọn
ngũ cốc lứt, hạt lứt chỉ hơi dương và acid, kết hợp các loại rau củ
quả rong biển chỉ hơi âm và kiềm, cùng với ít gia vị như muối,
tamari, miso dương và kiềm, tạo nên một bữa ăn quân bình và bổ dưỡng,
có thể phòng chống và ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh tật khác).
Đặc biệt, người mà thể chất
(gen di truyền) không được khỏe manh hoặc do ăn uống sai lầm mất quân
bình dẫn đến bệnh tật, phải chú ý cẩn thận tránh không được sử
dụng các thực phẩm thuộc VÒNG NGOÀI.
QUÂN BÌNH DINH DƯỠNG glucid, protid, lipid, vitamine và khoáng chất:
Mỗi người có nhu cầu và giới hạn khác nhau. Tùy theo lứa tuổi, nghề
nghiệp, tập quán ăn uống…mỗi người sẽ tự tìm thấy một tỷ lệ QBDD.
Cùng một chủng loại,
ngũ cốc hạt quả còn lứt sẽ bổ dưỡng hơn. Gạo chà trắng tuy ít
acid hơn gạo lứt, nhưng không bổ dưỡng bằng, vì vậy, nếu ăn CHAY, nên
chọn CHAY DƯỠNG SINH: gạo lứt, phối hợp với một ít rau củ, rong biển
và đậu các loại, sẽ vừa quân bình âm dương, kiềm nhẹ và bổ dưỡng
hơn. Nên tránh hoặc cố gắng hạn
chế tối đa các chất phụ gia, chất tạo ngọt (mà người nấu chay
thường sử dụng rất nhiều để tạo vị “ngọt” giả tạo). Ngoài ra, lưu
ý là nếu không được trồng sạch, thì dư lượng thuốc trừ sâu, hóa
chất cũng sẽ nằm ở phần vỏ lứt bên ngoài.
Thực phẩm dùng để chữa bệnh, bên cạnh đảm bảo quân bình,
người ta cũng chú trọng đến tính năng tính dược của nó.
Kết hợp hài hòa, CHAY DƯỠNG SINH KT đề xuất 1 tỷ lệ
tương đối QUÂN BÌNH DƯỠNG SINH cho
người khỏe mạnh, sống vùng nhiệt đới: 1.Gạo
lứt (50%) 2.
Rau củ (20-25%) 2. Tảo, rong biển (3-5%) 5. Đạm lúa mạch, đậu các loại, hạt lứt (10-15%) 3. Chất
béo có lợi HDL hoặc trung tính triglycerides (5% dầu mè, dấu gấc, dầu oliu, dầu nành) 6.
Rau sống, Trái cây (5-10%). Người
điều trị bệnh sẽ theo đuổi một tỷ lệ khác hơn.
Bạn
có thể tham khảo BẢNG ÂM DƯƠNG – ACID KIỀM, để tự chọn
thực phẩm cho mình và gia đình, dựa trên các yêu tố:
- Môi trường sống: tùy theo sống ở vùng nhiệt đới (dương) hay ôn đới (âm), ở nơi khí hậu trong lành (kiềm) hay ô nhiễm (acid) mà chọn thực phẩm cho phù hợp.
- Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng dịch thể acid hơn các Vận động viên, nên chọn nhiều thực phẩm kiềm nhẹ (ngũ cốc với rau củ, rong biển…)
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ dương hơn và dịch thể kiềm hơn nên có chọn thực phẩm âm hơn, acid hơn (nhiều dưỡng chất, protein, vitamine). Người già cơ thể đã dương và acid hóa, nên chọn cốc loại rau củ.
- Sức khỏe: người khỏe mạnh có thể ăn quân bình với biên độ rộng (ở các Vòng ngoài lẫn các Vòng trong của BẢNG ÂM DƯƠNG – ACID KIỀM, nhưng mỗi bữa ăn phải nhớ phối hợp cho quân bình). Người bệnh nên chọn quân bình biên độ hẹp (các Vòng bên trong) sao cho các loại thực phẩm đó phù hợp với việc chuyển hóa bệnh tật của mình (Bệnh thuộc âm hay dương, dịch thể kiềm hay acid). Ngoài ra, trẻ em, thanh thiếu niên và người bệnh suy dinh dưỡng cũng cần chú trọng quân bình dinh dưỡng (quân bình chứ không phải thừa dinh dưỡng).
Bên cạnh sự Quân
bình dưỡng sinh, cũng rất quan trọng là có hoạt động và tâm trí tạo nên kiềm nhẹ và quân bình âm dương cho thân tâm như tập thể dục, tắm âm dương
(nóng và lạnh), thở sâu, nhạc nhẹ, thư giãn, yoga, thiền...
Người
quân bình tâm tính ôn hòa, điềm đạm, nhu thuận bên ngoài nhưng tiềm ẩn
nội lực, có thể tiếp nhận mọi phúc lạc của cuộc đời (…) mà không
hề động tâm hay tham đắm.
(Hoàng Tường)
Tham
khảo các Nhà Thực dưỡng và Dinh dưỡng học Đông -Tây, kết hợp với nghiên
cứu, ứng dụng dưỡng sinh, KHIẾT TƯỜNG Healthy Food mong được lắng nghe và
chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm ảm thực tốt lành để nuôi dưỡng THÂN TÂM.
74B Nguyễn Phi Khanh, Tân Định, Q.1 ĐT: 08.
6290 6247 – Fax: 08. 6290 5921
KHIẾT TƯỜNG healthy foods
VĂN HÓA ẨM THỰC
ĂN UỐNG - không chỉ nhằm quanh
quẩn nuôi THÂN, mà còn chính là ĐẠO SỐNG.
Khi ăn, Bạn nhớ NHAI THẬT KỸ: Thức
ăn được răng nghiền nhỏ sẽ giảm mệt dạ dày và nhờ đó mà dịch vị (chất acid nhẹ)
đỡ tiết ra nhiều không làm loét đường tiêu hóa. Nhai dối làm mệt dạ dày, thức
ăn khó tiêu bị sình thối trong đường tiêu hóa, không đưa được hết dưỡng chất
nuôi cơ thể và lâu ngày gây bệnh. Ngoài ra, các Nhà nghiên cứu còn tìm
thấy ….
UỐNG VỪA ĐỦ NƯỚC: Đưa nhiều nước vào
cơ thể sẽ làm trương giãn các tế bào & mạch máu, làm loãng máu & thể
dịch, gây đổ mồ hôi kéo theo sự thất thoát muối và chất khoáng; tim và thận làm
việc quá sức có thể gây suy nhược. Tránh uống nước đá lạnh, làm khan tiếng, yếu
răng, giảm nhiệt độ cơ thể, làm “đông” các chất cặn bã trong người thành dạng
đờm, mủ ... và dễ gây ra các khối u, như u xơ tử cung.
KHÔNG NÊN UỐNG TRONG KHI ĂN: làm loãng
dịch vị, khó tiêu hóa thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa.
TRÁNH NHỮNG THỰC PHẨM, HÓA CHẤT ĐỘC
HẠI: Ngày nay, nhiều thực phẩm chung quanh ta trông rất hấp dẫn nhưng độc hại. Hãy
tự chủ. Chế ngự cảm giác "thèm" bằng cách ăn ít rồi bỏ dần dần. Nên
nghĩ đến những tác hại ghê ghớm như dị ứng, tim mạch, tiểu đường, thần kinh, ung
thư…mà lẽ ra ta có thể phòng tránh ngay từ bây giờ bằng cách chọn lựa Thực phẩm
tốt lành và tránh xa những độc hại.
Nghệ thuật Ăn uống là ĐẠO SỐNG.
Biết quý trọng thiên nhiên và người
nuôi trồng, đó là HIẾU.
Ăn uống biết tính chất món ăn, biết thể
trạng mình để nên và không nên ăn món gì, đó là TRÍ.
Ăn uống đúng giờ, đó là TÍN.
Ăn uống biết kính trên, nhường dưới,
quan tâm đến người cùng ngồi bàn ăn, đó là LỄ, NGHĨA.
Cương quyết từ chối những món ăn dù rất
thích (khoái khẩu) nhưng lại có hại cho sức khỏe, đó là DŨNG.
Ăn với tâm trạng hòa nhã, vui vẻ, đó
là HOAN HỈ.
CẨN THẬN SỬ DỤNG THỰC PHẨM HÀNG
NGÀY
A.
NÊN
DÙNG THƯỜNG XUYÊN:
1.
Ngũ
cốc lứt: Gạo lứt, Lúa mạch lứt , Yến
mạch lứt, Kiều mạch lứt.
2.
Các
loại hạt nguyên lức: 1-2
muỗng café / ngày.
Hạt
chia/salba, hạt quinoa, hạt lanh, hạt kê lứt, bo bo (ý dĩ)
Có
thể dùng phối hợp Ngũ cốc và hạt lứt bằng Sữa thảo mộc, Sữa lứt,
Cháo lứt, Soup sắn dây.
3.
Rong
biển: Mỗi ngày nên ăn 3-4g rong biển, một
trong các loại sau:
-
Phổ tai (Kombu), Rong
Wakame : 4g (một miếng khoảng 4 ngón tay);
-
Rong mơ, Rong Tóc tiên
(Hijiki): 4g (2 muỗng café).
-
Các loại rong biên
khác như Mứt biển (Nori), Rau câu chân vịt…
Rong
mơ, Phổ tai Kombu và Rong Wakame có
thể ăn mỗi ngày. Các
loại khác rất bổ nhưng hơi âm nên không dùng quá 2 lần/tuần.
4.
Một
trong các loại hạt, đậu sau: 50- 100g
( 1-2 muỗng soup)
-
Xích tiều đậu, đậu
lăng (Lentils), đậu gà (Chick Bean): có thể ăn thường xuyên. à
rất bổ dưỡng và rất tốt trong việc phòng chống ngăn ngừa khối u.
-
Các loại Tương làm từ Đậu nành đã
được dương hóa bằng muối và thời gian ủ lâu (1 – 4 năm): Miso, Tamari,
Natto, Tương ta à người bình thường, dùng không quá 1 – 1 muỗng café /1 ngày (trừ trường hợp chữa trị ngộ độc
có thể dùng 1 – 3 muỗng soup Tamari lâu năm).
5.
Củ
quả chắc, đặc, mậu sậm, dương: Củ sen, cà rốt, ngưu báng, bí đỏ,
ngó sen, su hào: 100g/ngày
6.
Lá
tía tô (nhiều Sắt, rất bổ máu): 30-50g/ngày
7.
Dầu
gấc, dầu mè, dầu ôliu: thay
phiên dùng 1-2 muỗng café /ngày.
8. Tảo xoắn Spirulina:1-2
viên Tảo Spivital hàm lượng 400mg
(hoặc 2-4viên Tảo Spirulina, 200mg/viên).
B.
NÊN
DÙNG VỪA PHẢI:
-
Đậu
xanh, đậu ván, đậu đen, đậu nành chưa dương hóa: thỉnh
thoảng (1-2 lần/tuần).
Ngoại lệ: nước đậu đen trà mu có thể uống liên
tục 4 tuần dùng để thải độc
-
Củ
quả mềm, nhiều nước (Bí đao, Đậu rồng, đậu bắp, đậu
hòa lan, đậu ve, củ cải, hành tây…).
-
Các
rau xanh đậm, dai; chắc (Rau má, Salad
xoong, bồ ngót, bông cải xanh, bắp cải, cải xanh, cải thìa, cải rổ,…).
C. NÊN HẠN CHẾ SỬ
DỤNG:
Những
thực phẩm rất DƯƠNG và gây ACID cao cho dòng máu (như thịt động vật màu
đỏ); hay thực phẩm rất ÂM mà lại tạo chất KIỀM cao (như Trái cây quá
chua, hoặc quá ngọt và mêm nhiều nước), các loại cà, măng, nấm, giá, khoai
tây, rau lá quá mêm làm cho cơ thể mất quân bình, thường là nguyên nhân gây
nhiều bệnh, kể cả nug thư.
Người
khỏe mạnh hoặc người ăn nhiều thịt động vật, có thể dùng vừa phải
Trái cây hoa quả.
Lưu
ý:
- Phụ nữ gần sinh (tháng thứ 8,9) không nên ăn hạt
bobo.
- Người bị bệnh về phổi, da không nên ăn dầu
phộng, hạn chế dầu mè.
- Người ăn nhiều thịt động vật hoặc ăn gạo,
ngũ cốc trắng (không còn lứt), nên ăn nhiều rau hơn người ăn ngũ cốc
lứt. Mùa nóng, bữa trưa nên ăn
nhiều rau hơn buổi tối.
- Trái cây không nên dùng vào buổi chiều tối
và phải cách bữa ăn ít nhất 1 giờ.
- Người bị thấp khớp (gout) không được
ăn/uống nước cà chua, dừa, cà, măng; hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất
đạm (nấm, tàu hủ, thịt động vật).
| |
Vietsciences- Nguyễn Ý Đức 26/06/2012 |
|
CẨM NANG Y HỌC RẤT HIẾM QUÝ
*Tài liệu về bịnh ung thư: ***
Phương pháp chữa bịnh ung thư
Phương pháp chữa bịnh ung thư
Ung Thư Xin đừng hoảng sợ
Bài viết của tác giả Quảng Phúc Kinh Nghiệm chữa ung thư của Phật tử người Úc, cô Sue Dixon.<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/KinhNghiemCuaCoSueDixson.htm>
Một khoa học gia chữa bịnh ung thư bằng cải thiện ăn uống
Dịch Cân Kinh <http://www.quantheambotat.com/File_folder/dichcanKinhAll.pdf>
Phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư,
Dịch Cân Kinh, cách tập và kinh nghiệm
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/KinhNghiemDichCanKinh.htm>
Phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư,
Dịch Cân Kinh, cách tập và kinh nghiệm
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/KinhNghiemDichCanKinh.htm>
Dịch Cân Kinh, sách và tài liệu
Các bài Thuốc Bí Truyền
<http://www.quantheambotat.com/File_folder/PhuongThuocBiTruyen.pdf>
(PDF file) trị bịnh: Ung Thư, Mắt mờ, Tiểu đường, Tiểu tiện không thông cuả
người già.
Thuốc Lô Hội (Nha đam, Aloe Vera) trị ung thư
(PDF file) trị bịnh: Ung Thư, Mắt mờ, Tiểu đường, Tiểu tiện không thông cuả
người già.
Thuốc Lô Hội (Nha đam, Aloe Vera) trị ung thư
Môn thuốc mới trị ung thu và bồi bổ máu
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/MonThuoctriUngThuVaBoMau.htm>
*Tài liệu về các bịnh khác:** *
*Tài liệu về các bịnh khác:** *
1. Phương pháp uống nước lọc chữa bịnh của người
Nhật<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/PhuongPhapUongNuocLoc.htm>
2. Liều thuốc tuyệt diệu tẩy trừ sạn gan, sạn
mật<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/SanGanSanMat.htm>
3. Error! Filename not specified.
Tự Chữa bệnh Sạn mật <http://www.vnfa.com/aot/ot_csmat.html>(Bs. Lai Chiu
Nan/(CanhThep) * 12-09-07)
4. Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân, Bán Thân, Đau Nhức Cột
Xương Sống, Thấp Khớp, Nhức
Mỏi<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/ToathuocGiaTruyenTriBinhTeBai.htm>
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/ToathuocGiaTruyenTriBinhTeBai.htm>
6. Thuốc trị các bịnh gan: chai gan, cứng gan
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/BinhGanChaiGan.htm>
...
7. Toa thuốc chữa bệnh suy Thận <http://www.vnfa.com/cds/un_cds26.html>
...
7. Toa thuốc chữa bệnh suy Thận <http://www.vnfa.com/cds/un_cds26.html>
và toa thuốc trục xuất sạn thận, sạn mật, sạn bọng đái, sạn đường tiểu
8. Bịnh Gout, thấp khớp, xưng khớp
9. Bài thuốc trị bịnh gout, thấp khớp
10. Lọc gan bằng nước gạo lức
11. Ăn Chay có ăn trứng Gà và uống sữa bò được không ?
<http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/AnChayAnTruongUongSua.htm>
12. Thức Ăn Chay có tác dụng phòng chống ung thư:
13. Các tài liệu về Ăn Chay:
14. Phương Pháp Vận Hành Chân Khí:
<http://www.quantheambotat.com/File_folder/Van_Hanh_Chan_Khi.pdf>
15. Suối Nguồn Tươi trẻ: Phương pháp thể dục cổ truyền của người Tây Tạng
15. Suối Nguồn Tươi trẻ: Phương pháp thể dục cổ truyền của người Tây Tạng
<http://www.quantheambotat.com/File_folder/Suoi_Nguon_Tuoi_Tre.doc>
(MSWord) để quý vị tải xuống và in ra cho dễ
(MSWord) để quý vị tải xuống và in ra cho dễ
17. Chocolate (Sô cô la) có tác dụng ngăn ngừa cơn đau tim:
18. Cần xử trí ra sao khi bị chảy máu cam:
19. Những điều nên tránh sau bữa ăn:
20. Đông y khí công và các y dược trị :
6. Thuốc Lá <http://www.vnfa.com/yk/un_thuoc.html> Yếu Tố Xã Hội với SứcKhỏe <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_xhvsk.html>(Bs. Nguyễn Ý Đức * 24-08-06)
8. Sạn Mật <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_bsmat.html>(Lan Hương viết theo tài liệu báo Mayo Clinic (tháng 5/2006) * 26-05-06)
9. Tìm hiểu thêm về Cholesterol <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_thtvc.html>(LanHương viết theo tài liệu báo TIME (tháng 5/2006) * 25-05-06)
10. BỆNH CAO ÁP HUYẾT
(Hypertension)<http://www.vnfa.com/bqsk/sk_caoap.html>(BS.Nguyễn Văn Đức * 20-05-06)
13. Tìm Hiểu: 25 điều khám phá mới lạ từ trái măng cụt ("GarcinaMangostana") <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_25mc.html>(Tài liệu trích dịch từ báo chí Hoa Kỳ - Wellness Report - volume 52)
14. Ta có uổng phí liệng thuốc Tây còn tốt đi không? (Brad Mackee *14-04-2006) <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_thtqh.html>
15. Phở Gà, Nước Béo.(BS. Nguyễn Ý-Đức *06-04-2006)
16. Gừng: Cội nguồn của y học đời xưa (Lan Hương *06-04-2006)
17. Thanh Lọc Gan Bằng Nước Gạo Lứt (Nguyễn Đức Trọng *24-03-2006)
18. Giấc Ngủ Trưa(BS. Nguyễn Ý-Đức *23-03-2006)
19. Mầu sắc ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày ra sao?
(KatyNguyễn * 26-02-2006) <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_tpvms.html>
20. Sức Khỏe và đời sống (Lan Hương *16-02-2006)
21. SANH TRAI HAY GÁI THEO Ý MUỐN (BS. Hồ Ngọc Minh *09-02-2006)
22. CAO MỠ TRONG MÁU (HIGH CHOLESTEROL) (BS. Phạm Hoàng Trung *09-02-2006)<http://www.vnfa.com/bqsk/sk_caomo.html>
23. BỆNH MẮT CƯỜM (BS. Trương Vĩnh Toàn - BS. Nguyễn Văn Đức *09-01-2006)<http://www.vnfa.com/bqsk/sk_mcuom.html>
24. BỆNH HIẾM MUỘN (BS. Lê Quốc Sỹ *09-02-2006)
25. THUỐC LÁ VÀ SỰ SINH SẢN (BS. Trịnh Cường *09-01-2006)
26. Sự Nguy Hiểm Của Nghề Làm Móng Tay (Nail).
<http://www.vnfa.com/binhtuat/bt_nails.html>(BS. Nguyễn Thùy Trang MD.Genetics.)
27. Không Nên Lạm Dụng KHÁNG SINH (BS. Nguyễn Văn Đíc;ch *01-01-2006) <http://www.vnfa.com/bqsk/sk_kldks.html>
Tác dụng của mồ hôi?
Cuộc sống hiện đại làm cho con người trở nên sống vội vàng và gấp hơn hơn, không còn thời gian để vận động và luyện tập. Ngày nay, con người cũng không còn phải làm những công việc năng nhọc thay vào đó là máy móc, rô-bốt… Điều này đã làm cho con người không còn đổ mồ hôi trong các công việc. Tuy nhiên, khi cơ thể không ra mồ hôi, nó có thể dẫn đến một loạt các bệnh.
Vậy, mồ hôi của con người nó có tác dụng gì?
Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở nên quá nóng, như lúc bị sốt, tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn uống đồ cay nóng. Mồ hôi chủ yếu là sự kết hợp của muối và một lượng nhỏ “chất thải” được tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.
Đẩy lùi ung thư
Theo một công trình nghiên cứu của bác sĩ Ernst, một chuyên gia về giáo dục thể chất người Đức thì ông không phát hiện thấy vận động viên chạy marathon nào bị mắc bệnh ung thư.
Khi phân tích mồ hôi của họ, ông phát hiện nó có chứa cadmium, chì và nikel. Từ đó, bác sĩ Ernst kết luận rằng, những vận động viên này đã tiết ra khỏi cơ thể những chất có thể gây ung thư tiềm tàng nêu trên. Ông và các nhà khoa học khác cũng kết luận rằng, một người đổ mồ hôi ít nhất một lần/ngày sẽ duy trì sức được khỏe tốt.
Loại bỏ căng thẳng
Mồ hôi có thể không trực tiếp làm giảm căng thẳng hay giúp tinh thần sảng khoái, tuy nhiên, khi làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng làm việc tay chân, tập luyện hoặc xông hơi, nó có tác động tích cực đối với thinh thần và sự căng thẳng.
Endorphine và các chất hóa học khác được phóng ra trong quá trình vận động của cơ thể. Hơn nữa, làm nóng các cơ trên cơ thể bằng nhiều phương pháp khác nhau cũng giúp cơ thả lỏng, từ đó hạ thấp mức độ căng thẳng.
Tốt cho da
Da đẹp một phần là nhờ chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, mồ hôi cũng góp phần làm đẹp da. Lý do là trong giọt mồ hôi có chứa một lượng nhỏ chất kháng sinh mà có thể chống lại một số vi khuẩn có hại trên da.
Mồ hôi cũng giúp khơi thông các lỗ chân lông từ đó giúp da sáng sủa và mịn màng. Mồ hôi đổ ra nhiều cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm những tác động làm tổn thương tới da.
Thực ra, mồ hôi không có mùi khó chịu, chỉ khi nó ra khỏi cơ thể và gặp phản ứng với vi khuẩn trên bề mặt da hay trong không khí thì mới có mùi hôi. Do vậy, sau khi mồ hôi đã ra hết, bạn cần tắm rửa hoặc lau đi.
Làm sạch cơ thể
Mồ hôi ra nhiều giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các tế bào đã chết. Quá trình đổ mồ hôi cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu nhờ sự giản nở của các mao mạch. Đẩy các độc tố ra khỏi máu và chống lại các bệnh ở máu. Mồ hôi chảy ra cũng giúp bạn loại bỏ được một số độc tố khỏi cơ thể như nikel, kẽm và ammoniac, hóa chất và các chất khoáng thừa mà cơ thể đã hấp thụ từ trong môi trường và qua ăn uống.
Chống huyết áp
Cao huyết áp là hiện tượng do mạch máu bị co lại, làm cho lượng máu lưu thông bị giảm đột ngột. Điều này có thể làm tổn thương đến mạch máu và những cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, khi vận động ra mồ hôi, nó sẽ giúp giãn nở mao mạch, giúp máu lưu thông đều đặn và tăng thêm tính đàn hồi cho thành động mạch. Kết quả là giúp làm giảm huyết áp.
Tăng cường tiêu hóa
Theo các chuyên gia, khi mồ hôi bị “tắc” và không thoát ra ngoài được, khí huyết sẽ vận hành chậm từ đó mà ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm cho bạn cảm thấy ăn không ngon miệng và khó tiêu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tinh thần và ngủ không ngon giấc.
Mồ hôi giúp giảm cân
Chúng ta biết rằng, tập luyện thể dục thể thao là tốt cho cơ thể và giúp giảm cân. Bên cạnh lợi ích của tập luyện, đổ mồ hôi cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Khi cơ thể được hâm nóng qua tập luyện, mỡ trong cơ thể sẽ bão hòa với nước và thoát ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, mồ hôi có thể tiêu hủy 300 calo mỗi tiếng đồng hồ.
Làm dịu cơn đau
Mồ hôi chảy ra làm giãn mạch máu, từ đó mà làm dịu cơn đau và đẩy nhanh quá trình làm lành sự bong gân, chứng viêm túi thanh mạc và đau khớp. Thường xuyên giúp cơ thể toát ra mồ hôi cũng giúp bạn nhanh lành hơn các vết thương sau khi phẫu thuật, bỏng.
Giúp xương chắc khỏe
Theo các chuyên gia y học lâm sàng ở Bệnh viên Bắc Kinh, Trung Quốc thì chỉ có vitamin tan trong nước mới có thể làm mất đi theo dịch mồ hôi. Canxi mặc dù tan trong nước nhưng độ hòa tan rất thấp nên không theo mồ hôi thoát ra ngoài. Ngược lại, nếu chủ động ra mồ hôi, nó sẽ giúp bạn lưu giữ canxi trong cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn.
Ngọc Huế (Tổng hợp)
Huyệt Minh Nhãn
vừa quan trọng vừa hữu dụng.
Phòng chứng mệt mỏi - đục thủy tinh thể - ngủ ngon
Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2.
Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.
Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này!
Chúc Quý vị sức khỏe!
Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG
Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt,
nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương
pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.

Trên ngón
cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt
Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và
huyệt đại không cốt (ở giữa).
Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có
thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt
huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi
ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần. Phương pháp: kẹp ngón cái
giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần
lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là
được.
Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ.
Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.
Từ: THO TRANHUU <tho.tranhuu.49@gmail.com>
Từ: THO TRANHUU <tho.tranhuu.49@gmail.com>
MỘT HY VỌNG MỚI CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SINH TỐ D.
Chu Tất Tiến.
Trong
tuyển tập nghiên cứu về bệnh Ung Thư (Critical Reviews in Oncology
Hematology) được ấn hành bởi Elsevier, nhà xuất bản lớn nhất thế giới về
khoa học và y khoa, có một chương nói về cách điều trị và phòng ngừa
ung thư của hai Giáo Sư Y Khoa người Việt Nam: Bác Sĩ Lương Vinh Quốc
Khanh và Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Bác
sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Hội Viên (Fellow) của 6 trường Đại Học về
Chuyên Khoa Y Khoa và 1 trường Đại Học Y Khoa Anh Quốc. Ông là Giáo Sư
Thỉnh Giảng của Đại Học Y Khoa UCLA, Giáo Sư của trường USC, Keck School
of Medicine, Los Angeles.
Bác
sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan là Hội Viên của 3 trường Đại Học Chuyên Khoa Y
Khoa và là Giáo Sư trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.
Nhân
một cơ hội được đọc chương về Cách Dùng Sinh Tố D để trị Bệnh Ung Thư
nói trên, người viết đã làm một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Giáo Sư Bác
Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh.
-H: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc nghiên cứu về Sinh Tố D để trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.
-Đ:
Tôi đã nghiên cứu về sự liên hệ của sinh tố D và bệnh ung thư từ 20 năm
nay. Tôi đã từng hợp tác nghiên cứu với một giáo sư nổi tiếng về Sinh
tố D của Mỹ. Lý do dẫn tôi tới việc nghiên cứu này là một khám phá tình
cờ. Trong lúc điều trị cho những người Việt Nam bị bệnh ung thư, tôi
nhận thấy những bệnh nhân này có một đặc điểm chung là cùng thiếu Sinh
tố D. Trước đó, tôi đã chia xẻ điều khám phá này với các vị thầy cũng
như đồng nghiệp của tôi nhưng rất ít người đồng ý với ý kiến của tôi, có
khi còn cho ý kiến ngược lại. Tôi nhớ khi tôi còn ở Đại Học UCLA và bắt
đầu nghiên cứu về sự liên hệ giữa sinh tố D và căn bệnh quái ác này,
ông thầy tôi gọi điện
thoại cho tôi, chê trách là tôi không hiểu gì về sinh tố D cả. Ông thầy
cho rằng người dân ở California không bao giờ thiếu Sinh tố D. Nhưng
kêt quả thực tế do tôi khám phá là các người bệnh ung thư ở California
đều thiêu sinh tố D. Mãi sau này, ông thầy tôi mới xin lỗi vì không bao
giò ông nghĩ là các bệnh nhân ung thư đều thiếu sinh tố D.
-H: Điều đáng mừng là sinh tố D có thể mua tại bất cứ dược phòng nào, phải không?
-Đ:
Thật ra không phải cứ là sinh tố D thì có thể mua tự do tại các dược
phòng. Có nhiều loại sinh tố D. Loại sinh tố D dùng để chữa bệnh ung thư
phải có toa bác sĩ mới mua được. Loại cần toa bác sĩ này tốt gấp 10 lần
các loại thông thường. Mấy loại mua ngoài chợ không có giá trị. Bản
thân tôi khi chữa trị cho người mắc bệnh ung thư, đều dùng loại cần toa
bác sĩ. Yếu tố này, thoạt đầu, cũng không được các đồng nghiệp khác đồng
ý. Ngay chính ông thầy tôi cũng phản ứng khi được biết tôi chuyên dùng
loại sinh tố D cần toa bác sĩ. Ông Thầy tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao
tôi chỉ cho toa mua loại này, sao không cho họ xài loại bán ngoài chợ.
Các khảo cứu sau này cho thấy chỉ có loại
sinh tố D cần toa bác sĩ, vì chỉ có loại ấy mới bám vào tế bào và tác
dụng trên tế bào ung thư.
-H: Khi tôi còn đi học, tôi được nghe nói là các yếu tố tiền sinh tố D nằm dưới da, có đúng không?
-Đ: Đúng thế, các yếu tố tiền sinh tố D3 nằm dưới da. Nhờ tia ultra violet của mặt trời, các yếu tố này biến thành 25-sinh tố D3. Các chất 25-sinh tố D3 này vào tới thận biến thành 1,25-sinh tố D3. Chính 1,25-sinh tố D3 này mới có tác dụng trên cơ thể. Chất tiền 24,25-sinh tố D3, nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không thể biến thành 1,25-sinh tố D3. Nhưng cũng có trường hợp luôn ở dưới ánh nắng mặt trời nhưng vẫn thiếu sinh tố D3. khỏang 1/3 đến phân nửa dân số sinh sống ở Sub-Sahara Phi Châu và Trung Đông được xem là thiếu sinh tố D. Như những người da đen, họ thường thiếu sinh
tố D vì da họ đen quá làm cản tác dụng biến tiền sinh tố D thành sinh tố D3.
Mũ che nắng, Sunblock cũng cản tia tử ngoại (UV) nữa. Da của người lớn
tuổi cũng cản tia tử ngoại. Tế bào da của người lớn tuổi cũng không phát
triển, thì người lớn tuổi cũng sẻ thiếu sinh tố D.
-H: Còn yếu tố nào làm thiếu sinh tố D không?
-Đ: Người Việt Nam thường bị viêm gan, các tế bài gan giảm đi, thi việc thay đổi từ 25-sinh tố D sang 1,25-sinh tố D3 cũng giảm đi. Đau thận cũng làm giảm thiểu sự biến hóa 1,25-sinh tố D3.
Một điều cần lưu ý là có nhiều người phơi nắng rất nhiều cũng thắc mắc
tại sao tôi thiếu sinh tố D. Phơi nắng nhiều quá, thì lại làm một lớp da
ngoài bị cháy đi, biến thành lớp cản không tiếp nhận tia hồng ngọai
tuyến (UV) nữa. Do đó việc đem người bệnh ung thư đi phơi nắng cũng gặp môt trở ngại là không biết độ nắng là bao nhiêu thì tốt.
-H: Bác sĩ có thể nói thêm về quan hệ giữa sinh tố D và bệnh ung thư như thế nào được không?
-Đ:
Sinh tố D liên quan đến ánh nắng mặt trời. Vùng nào nhiều ánh nắng mặt
trời thì ít ung thư. Vì thế những vùng càng xa xích đạo bao nhiêu thì
càng thiếu sinh tố D, như vùng cực bắc âu thì thiếu sinh tố D rất nhiều,
Người ta thấy có một liên hệ mật thiết giữa sinh tố D và bệnh ung thư,
những người thiếu sinh tố D thì có tỷ lệ bị ung thư cao hơn người có
nhiều sinh tố D. Như ở Norway, có nhiều county, những county ở cực Bắc
thì tỷ lệ ung thư cao hơn vùng county phía nam, nơi mà người ta giầu
sinh tố D hơn người cực bắc. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của thời tiết:
Mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên số người bị ung thư tăng lên rất
nhiều, Mùa hè thì giảm đi. Điều quan trọng là nếu
dùng sinh tố D trong việc điều trị thì hy vọng khỏi bệnh càng cao.
-H: Cám ơn bác sĩ. Mong rằng đây là một khám phá mới đem lại nhiều hy vọng cho những người mắc phải cơn bệnh của Thần Chết này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét