Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ VỀ SEX



'Tình dục là nguyên nhân chính gây ra sự khổ đau'
Ký giả Simon Alev của tờ "Giác ngộ là gì" (What is Enlightenment) của Hoa Kỳ phỏng vấn một nhà sư Tích Lan, ngài Bhante Gunaratana về chủ đề Phật giáo và tình dục.

Bởi vì thèm khát tình dục sẽ làm phát sinh sự ham muốn quá độ, lo sợ, ghen tuông, hận thù, hoang mang và những cảnh ẩu đả lẫn nhau; tất cả những thứ tiêu cực ấy đều phát sinh từ sự thèm khát tình dục.

Theo nhà sư Bhante Gunaratana, lo sợ, ghen tuông, hận thù, hoang mang và những cảnh ẩu đả lẫn nhau đề xuất phát từ tình dục.
Nếu thật sự muốn nhận thấy được sự thật ấy thì cũng chẳng cần phải nhìn đâu cho xa, cứ nhìn thẳng vào xã hội mà chúng ta đang sống. Chỉ cần mở mắt thật to để nhìn chung quanh. Đã có không biết bao nhiêu triệu người từng đấm đá nhau chỉ vì nguyên nhân thèm muốn tình dục – nào chồng, nào vợ, nào bạn trai, bạn gái, bạn gái rồi lại bạn trai. Dù cho bạn thuộc vào loại người mang tính dục khác giới, hoặc đồng tính luyến ái hay lưỡng tính thì cũng chẳng quan hệ gì nhiều, vì tất cả rồi cũng sẽ hỗn chiến với nhau. Khi nào bạn vẫn còn vướng mắc trong những thèm khát ấy thì không thể nào tránh khỏi – cãi vã, thất vọng, giận dữ, hận thù, sát nhân – tất cả sẽ lôi kéo nhau mà sinh ra.

xem tiếp: http://www.mediafire.com/view/pbg5xg91cqujge/ĐỐI_THOẠI_VỚI_THIỀN_SƯ_VỀ_SEX.doc
 

Hạnh Phúc Vô Hình



Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.
Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả nh...ững đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.
Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.
Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.
Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ qua, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.
Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói: “Tốt quá rồi!”. Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” - “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.
Lúc này, vị Đại sư cười và nói: “Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.

Nếu bạn cảm thấy hứng thú, xin mời vào vườn thiền: http://www.oldcottage.net/vuonthien/truyenthien/truyenthien.html

(nếu InternetExplorer không mở được trang, hãy dán địa chỉ vào FireFox)

Thiên Đường Là Gì?


Chúng ta được sinh ra, lớn lên và có một đời để sống, để yêu cùng với giấc mơ tình ái, và cũng có ngần ấy thời gian để trăn trở về TY là gì?

Tagor và Gibran, hai nhà thơ lớn của Ấn Độ và của nhân loại, vào cuối thế kỷ thứ 19 và những năm đầu của thế kỷ thứ 20 đã nói: Một khi tâm hồn dâng hiến là còn lại giấc mơ tương phùng. Từ đó TY như một hành trình tìm kiếm từ muôn kiếp, là chúng ta quen nhau trước khi chúng ta gặp nhau, và đến khi gặp nhau là yêu nhau tha thiết.

Thi sỹ Bùi Giáng, một nhà thơ lãng mạn cuối cùng của chúng ta cuối thế kỷ thứ 20, dâng hiến tình cảm của mình bằng những bài thơ tình trác tuyệt được viết kín vách tường bên ngoài nhà của người yêu. Cuối đời ông đã viết:

Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi,
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu.

...Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao

Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay với kiễng chân cao.
Nhưng em hỡi, trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với người thôi
Ta chết lặng, đành bó tay đầu lắc
Ðài Siêu ôi, xuân sắc rụng mất rồi.
Ðêm ứa lệ căng phồng mi hai mắt
Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
Mình hoa rã đầm đìa sương theo mốc
Ðỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi...
 
Suy cho cùng chúng ta may mắn và hạnh phúc hơn Bùi Giáng rất nhiều. Bùi Giáng như một chàng trai trẻ độc thân trên chiếc đu bay, còn chúng ta đang sống bên cạnh người mình yêu hay cũng có thể là chúng ta đang sống bên cạnh người yêu mình.

Tại sao chúng ta hờn giận nhau? Tại sao chúng ta ghét bỏ nhau? Thiên đường là gì? Phải chăng là nơi chốn chúng ta nắm tay nhau vào vườn dạo chơi, hôn nhau và chúc phúc cho nhau.LtH


   chỉ cần hôn bàn tay thôi đã là hạnh phúc ngất trời...
 

Chuyện Phiếm Tháng 2


 Tình Yêu Thời Ôn Dịch


Kỷ niệm về trái cấm là một điều gì xa xôi nhất trong trí nhớ của chúng ta cũng như trí nhớ của nhân loại: tình yêu(TY) trên trái đất này bắt đầu bằng sự cám dỗ tuyệt vời nhưng bi thảm, hay nói rõ hơn là bắt nguồn từ câu chuyện nàng EVA dụ dỗ chàng ADAM ăn trái cấm ở vườn ĐịaĐàng từ ngày xửa ngày xưa.

Không có gì để than thở, nếu TY là món quà quí giá mà ThượngĐế ban cho loài người và chia đều cho mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giàu hay nghèo hoàn toàn khác nhau, nhưng trong TY đều cũng như nhau và bằng nhau. Vì, cũng kể từ sau ngày ấy, chúng ta hoài nghi TY, TY có phải là trò chơi của của Ngài hay không mà “yêu là đau khổ?”, yêu có nghĩa là đi vào con đường đau khổ?

Cho mãi tới cuối thể kỷ thứ 16, sự khổ đau trong TY đã lên tới đỉnh điểm mà Shakespeare đã phải thốt lên “TY là cái chết của cả hai” trong bi kịch Romeo&Juliete. Từ đó đến nay TY như là “sương khói tạo bởi hơi thở của những tiếng thở dài”.

Đầu thế kỷ thứ 20, với triết lý “hiện sinh” ra đời, người ta càng hoài nghi TY dữ dằn hơn nữa: “…làm gì có TY trên cõi đời này? Hay TY chỉ là sự nổi loạn của tình cảm rồi cũng trở về với nỗi cô đơn ban đầu mà thôi”. Từ đó TY đi vào “khủng hoảng hay cách mạng?”, mở màn cho thời đại mới:
_“love is the bed”
_”love is never saying sorry” (yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói rất tiếc?)
_…

Những năm đầu của thế kỷ thứ 21, TY là gì tôi cũng không biết nữa, nhưng cũng xin gởi tới các bạn bài thơ cũ:

Tình buồn em fải đi tu
Sông tương gõ mõ mây mù ủ ê

Này em vướng mấy lời thề
Tịnh tâm nghĩ lại u mê cõi nào?

Kinh trầm mặc ẩn bàng vọng tưởng
Tình là tình, yêu là quái, tiếc chi em.
LtH2007


chú thích hình:
bàn tay em dụ bàn tay anh ăn táo cấm, nên kh̀ông còn bàn tay nào để giữ một TY thiết tha.... http://www.mediafire.com/.../1e7yn.../tuong+niem_KhanhLy.mp3

..bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua, bàn tay làm sao giữ một tình yêu thiết tha...


 Tình Yêu Xứ Thượng




Sau năm 75, bầu bạn chúng tôi hầu như rất ít khi gặp nhau. Mãi tới hơn cả chục năm sau mới biết có 3 thằng bạn “đi lạc” về buôn Trấp, lúc ấy mình chỉ nghỉ đơn giãn là PĐĐạt, HTKỳ và LVChàm tính làm anh hùng xứ Thượng để xóa đói giảm nghèo?Hihi.

Bây giờ nghĩ lại mới biết ra chân lý: nếu một người đàn ông ở Mỹ mà “mất giá” hãy về TP.HCM để được “lên giá” trở lại (vì xài tiền đô đổi ra được nhiều tiền VN). Nếu người đàn ông ở TP.HCM bị mất giá hãy về TP.BMT để được lên giá trở lại (vì ít lạc hậu hơn). Còn người đàn ông TP.BMT mà bị mất giá thì đi đâu nhỉ? Có lẽ câu trả lời là vào buôn mà ở sẽ được lên giá trở lại (vì …hìhì)

Mới nghe có vẽ như đùa, nhưng nghĩ lại VN có tất cả khoảng 54 dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Chăm và dân tộc Êđê là theo chế độ mẫu hệ nên “đi bắt cái chồng để được có chồng”. Suy ra em-con-gái người Kinh nào bị “ổng chề” hãy mau mau lên TP.BMT mà ở và học theo phong tục của họ, và thằng-con-trai nào muốn lên giá cũng lên TP.BMT mà ở, có thơ rằng:

Đường Banmê cong cong quẹo quẹo,
Gái Buônmê không ghẹo cũng theo…

Mấy anh có vợ rồi mà muốn lên giá cũng lên TP.BMT mà ở, vì nếu lí lắc cái mặt để em Êđê nó thương là nó đi cưới liền tù tì. Em cưới chồng nên bắt chồng về buôn. Sau này ớn quá, sợ quá hay chơi trò “sở khanh hiện đại” mà trốn em nó, em nó chẳng nói gì, cho trốn. Xong xuôi rồi em nó sẽ dẫn cả làng tới nhà bắt đền. Nếu trước đây em nó cưới chồng bằng một con bò sẽ bắt đền ba con, nghĩa là bắt đền gấp ba lần. Rồi, em nó lại có của hồi môn để bắt cái chồng khác, khoẻ re.

Ngẫm lại, đàn ông người Kinh là thiệt thòi nhất, nếu không muốn nói là hơi bị ngu, vì đi cưới vợ mà bị vợ bỏ là mất cả chì lẫn chài. Hehe…
 chú thích:
Chế độ mẫu hệ: Xưa kia, đời sống loài người còn hoang dã, con cái chỉ biết có mẹ nên vai trò người mẹ rất quan trọng, đã nắm hết quyền hành trong gia đình. Lúc đó, chế độ mẫu hệ hay mẫu quyền phổ biến rộng rãi đối với các dân tộc trên thế giới. Theo chế độ mẫu hệ, người mẹ là chủ gia đình, cưới chồng cho con gái, các con theo họ mẹ, chỉ con gái mới được chia gia tài và con gái út được chia gia tài nhiều hơn vì phải nuôi cha mẹ già yếu. Ông cậu (em trai của mẹ) có quyền khá lớn đối với việc hôn nhân. Tuy người chồng ở rể, nhưng vẫn được kính trọng ngoài xã hội (già làng, trưởng bản luôn là đàn ông).

Ở rể lâu dài: Là một nét đặc thù của chế độ mẫu hệ. Ngày nay, một số dân tộc ít người còn theo chế độ mẫu hệ như các dân tộc Chăm ở miền Trung, M’Nông tại phía nam Ban Mê Thuột, Ê Đê ở Đắc Lắc và dân tộc Gia Rai, Bana ở Kon Tum, Pleiku…và một số dân tộc vùng Tây Bắc. Trong hôn nhân, nhà gái quyết định việc cưới chồng cho con gái. Con cái phải theo họ mẹ, chỉ con gái mới được chia gia tài, con trai lấy vợ phải ở rể, con gái út được chia nhiều gia tài hơn vì có bổn phận nuôi cha mẹ già yếu.




Cháu Giống Ông Thì Là Gì Nhỉ?

Chúng ta vẫn thường nghe nói:
"con hơn cha là nhà có phúc"
Vậy:
"con giống cha là nhà cũng có phúc", vì đừng giống cha hàng xóm là OK....
Và:
"cháu giống ông thì không phải là nhà có phúc nữa, mà
cháu giống ông, tổ tông quá phúc???!!!"

chú thích:
Thấy cháu nó bắt chước giống ông nội để chụp hình nên nói vui vậy thôi, chứ cháu ngoại mới chắc là cháu của mình, còn cháu nội thì phải chờ xét nghiệm ADN đã. Hơn nữa, nếu nó giống khuôn mặt mình thì là OK ngay không cần bàn cải, nhưng cháu mà xem ông là thần tượng, bắt chước giống y thì cũng OK luôn vì cũng là giống ông mà lị. Hìhì. 


 

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Ăn Mừng 60 Cái Xuân Xanh

             "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", những người sống đến 70 tuổi xưa nay hiếm, cho nên những ai sinh năm 1955 phải ăn mừng và nên được gọi bằng cụ!. Mình cũng có cách ăn mừng theo kiểu riêng của mình là gởi lên đây Album Karaoke LtH60 đã được chụp lại.

              Tập nhạc gồm khoảng 60 bài hát mà mình vẫn thường hay hát tới hát lui trong quảng đời 60 năm, riêng những bạn nào đã học ở trường TH.BMT thì se...̃ tìm thấy bài "dưới mái trường banmê" mà thầy Vũ sáng tác, tôi nghĩ chúng ta nên tập hát bài này, khi có dịp gặp nhau, chúng ta cùng hát chung với nhau để nhớ lại một thời mài đũng quần trên ghế nhà trường với bao nhiêu là kỷ niệm. Còn nữa, nếu chúng ta sống và lớn lên ở thành phố banmê mà không biết đến một bài nào của nhạc sỹ Đỗ ThấtKinh thì thật là đáng tiếc...

                Sau cùng, nếu bạn nào muốn nhìn thấy album nhạc ảo nó như thế nào, cũng như hát karaoke theo cách hoàn toàn mới có gì lạ? xin mời ghé nhà mình vậy. Xin cám ơn.LtH



.....
.....
.....

                                                                   mời bấm vào đây để xem toàn tập album karaoke LtH60...



Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

KARAOKE LtH - Kỷ Niệm 60 Năm Cuộc Đời

 đời người
    bắt đầu từ tiếng khóc chào đời và tận cùng trong nấm mồ
       chính âm nhạc và người thân
          đưa tiển ta về nơi an nghỉ cuối cùng. LtH 
Karaoke  kỷ niệm 60 năm cuộc đời, LtH 1955-2014

LtH 2014 & chuông đá

Kỷ Niệm 60 Năm Cuộc Đời Với 60 Bài Hát Có Bản Ký Âm & Hòa Âm Phối Khí :
(mời ghé nhà HảiToàn hát karaoke với cách thức hoàn toàn mới...)

 Dưới đây là 60 bài karaoke online & bản ký âm(bấm vào dòng chữ để hát karaoke, bấm dòng kẻ nhạc để xem bản ký âm)

1. 60 năm




2. anh còn nợ em




3. áo lụa HàĐông
 


4. bài ca hạnh ngộ
 



5. bài không tên số 4
 


6. bản tình cuối
 


7. bây giờ tháng mấy




8. bên đời hiu quạnh




9. biển nhớ




10. buồn
 


11. cát bụi
 



12. cỏ úa
 


13. chiếc lá thu phai
 


14. chiều nay không có em




15. chiều tà




16. có những niềm riêng




17. dạ khúc
 


18. dĩ vãng
 



19. diễm xưa
 


20. để nhớ một thời ta đã yêu
 


21. em đi bỏ mặc con đường




22. gửi gió cho mây ngàn bay




23. hãy yêu như chưa yêu lần nào




24. hoa học trò
 


25. hoài cảm
 



26. hương xưa
 


27. khúc thụy du
 


28. làng tôi




29. lặng lẽ nơi này




30. mãi mãi bên em




31. một chiều với TâyHồ
 


32. mộng chiều xuân
 



33. mùa thu không trở lại
 


34. niệm khúc cuối
 


35. nổi đau muộn màng




36. ngăn cách




37. như cánh vạc bay




38. như đã dấu yêu
 


39. nửa hồn thương đau
 



40. riêng một góc trời
 


41. rong rêu
 


42. sa mạc tình yêu




43. thu hát cho người




44. tình khúc chiều mưa




45. tình khúc cho em
 


46. tóc mây
 



47. tôi ru em ngủ
 


48. tuổi đá buồn
 


49. thuyền viễn xứ




50. tình khúc buồn




51. tình lỡ
http://www.mediafire.com/view/56vnkbzvn2u4c/Ban%20ky%20am%26loi#v865fny1kmpiodi



52. trên đỉnh mùa đông
 


53. trên ngọn tình sầu
 



54. trường làng tôi
 


55. tưởng niệm
 


56. và tôi cũng yêu em




57. xin còn gọi tên nhau




58. yêu em dài lâu




59. nuối tiếc
 


60. mùa thu mây ngàn
 


61. mời thầy cô và các bạn thân yêu của LtH ghé nhà(136 HoàngDiệu, TP.BMT) hát 60 bài trên do chính LtH hòa âm & phối khí. Xin thưa hát karaoke theo cách hoàn toàn mới, là nhìn vào tập nhạc áo trên tivi như là nhìn vào tập nhạc thật, và thay cho cây đờn guitar là hòa âm trên máy tính do LtH thực hiện. Xin mời.