Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Ăn Mừng Vì Bệnh Tật Đã Lui


SG, thứhai25062012

 


Tối hôm qua tôi mời được một số bạn tới quán càfê vườn Thủy Trúc  ăn mừng vì bệnh tật của mình đã lui dần. Sau gần 2 tiếng đồng hồ đi lạc và đi tìm nhau thì sau cùng chúng tôi cũng gặp mặt đông đủ. Gọi là ăn mừng cho "xôm" chứ thật ra tôi ăn gạo lứt muối mè thì có ăn được gì đâu nên các bạn ăn bún riêu còn “mình tôi” uống cà rốt xay không đường. Thế mà buổi gặp mặt cũng diễn ra sôi nổi, nào cười đùa vui vẽ, nào quay phim chụp hình tá lả...

Tới khi gần ra về, một người bạn gái mới chất vấn mình một câu: "tại sao bạn lại từ chối thiện ý của mình?". Số là như vầy, đầu tháng này tôi chuyển viện về SG cấp cứu, người bạn “ í ” gọi điện cho mình và đề nghị lo nuôi bệnh cho tôi thay cho vợ tôi. Tôi hỏi:

_Thế còn chồng của bạn thì sao?
_Bạn ơi đừng có lo, chồng mình vắng nhà, đi làm ăn xa.

Như vậy điều kiện cần (tấm lòng của người bạn mình ), điều kiện đủ (chồng đi xa ) đã có đầy đủ thì thông thường bài toán sẽ được giải. Bạn mình chờ đợi...nhưng tôi lại nghĩ khác, sau một tuần chống chọi với bệnh tật và chờ mổ mặt mày hốc hác bơ phờ, lại vác theo bên mình "hệ thống ống thông tiểu" còn gì là dung nhan của tôi nữa nên tôi đành từ chối. Thế là tối nay câu chuyện lại tiếp tục như sau:

_Tại sao tại sao...
_Bạn ơi hiểu cho tôi, lúc bình thường thì tôi còn có thể phân biệt đâu là "vợ mình" đâu là "bạn mình".
Chứ trong ̣đau đớn tột cùng thì mình lại "nhìn gà hóa cuốc", ôm "bạn mình" khóc lóc mà tưởng là ôm "vợ mình"
_Chứ đau ở đâu mà ghê gớm vậy?
_Đau ở tiền liệt tuyến í mà
_Tiền liệt tuyến là sao, nó nằm ở đâu?
_Tớ cũng không biết nữa, nhưng nghe bác sỹ bảo tuyến tiền liệt là cái đó sẽ liệt trước, còn cái kia sẽ liệt sau...

Không biết mình giải thích có đúng không nữa mà các bạn lại một phen cười "ha hả" trước khi chia tay nhau ra về. Híc híc...




LtH



Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

58 mà tưởng như là ông già 100






1.    Từ lâu lắm rồi tôi không còn hứng thú để uống bia như uống nước lã nữa vì tuổi đã gần 60. Bác sỹ bảo uống như thế là có hại cho sức khoẻ tuổi già. Nhưng tôi lại nghĩ khác vì tuổi của mình như vậy là đã đến lúc đếm ngược để đi vào cõi chết, nhưng đừng để cho cái chết của mình trở thành vô duyên quá nên tôi bị mắc một cái bệnh lạ là không uống bia nhưng nếu có “em” nào năn nĩ thì cũng “uống tới bến” như thường. Lúc ấy tôi đọc vang thơ của cụ Nguyễn Công Trứ trong niềm say mê khó tả:
                …” uống cho lịch mới là uống,
                         uống cho đài các  cho người biết tay “… 
            Sau đó tôi lại say sưa phân tích với mấy “em” , đàn ông không có kế gì để dùng nếu không muốn nói là chỉ có khổ nhục kế mà thôi nên uống cho lịch là uống “tờ một trăm” nghĩa là uống 100%. Riêng người đẹp có mỹ nhân kế nên phải dùng nó, nghĩa là uống cho đài các là uống “tờ mười đồng” thôi, nhưng phải biết ẹo một tí. Mấy nàng ngạc nhiên hỏi ẹo là sao hả anh? Thế là mình được dịp tán tỉnh nàng ẹo là ẹo về phía anh…để anh khỏi phạt.
Suy cho cùng, tôi thấy tôi có lý quá, vì người đẹp mà hy sinh cũng đỡ tủi.



2.     Chiều hôm ấy, chúng tôi rủ nhau vào quán thịt dê nhậu cho đỡ buồn. Chúng tôi vẫn thường uống bia 333, tiger hay ken. Nhưng, tôi vẫn còn nhớ như in, một người đẹp xuất hiện tiếp thị bia larue “ bật nắp chai trúng xe SH “, chúng tôi ai cũng thấy khấp khởi trong lòng, nàng bồi thêm: không cần biết anh là ai, không cần biết anh từ đâu đến, miễn là anh trúng xe SH thì em sẽ là của anh. Trời đất quỷ thần ơi, vừa trúng xe  vừa trúng “ em ” thế là chúng tôi hoàn toàn bị nàng mê hoặc. Dô dô dô…

Tôi uống đến chai thứ 5 thì phải chở đi bệnh viện tỉnh cấp cứu vì bị “ tắc nghẽn lưu thông nước bia”



3.    Sau khi thử máu siêu âm các thứ thì bác sỹ đặt ống thông tiểu, thế là tôi thở phào nhẹ nhõm, mình thoát chết rồi đây. Chưa kịp mừng lâu bác sỹ phán:


-       Anh 58 mà tưởng như ông già 100 vì tuyến tiền liệt phì đại theo tuôi tác, phải sống đến 100 tuổi thì mới to như anh bây giờ.

-       Sao lạ vậy bác sỹ, tôi còn trẻ lắm mà, đi nhậu mấy “ em “ gọi bạn tôi bằng ông, bằng bác, bằng chú còn tôi nàng gọi là anh…

-        Nhà ngươi chưa hiểu đó thôi, nhà ngươi 58 tuổi mà yêu nhiều như một ông già 100 tuổi vậy nên mới ra cớ sự


-       À thì ra không yêu cũng khổ, yêu nhiều cũng khổ, tôi lại nghĩ thà khổ vì yêu còn hơn không yêu mà khổ thì mới là khổ thật. Hì hì…





LtH




Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Sự tuyệt vời của Điện Hạt Nhân



Vietsciences- Phạm Nguyên Quý            24/04/2012






Trong khi tôi chuẩn bị dẹp 3 chữ “Điện Hạt Nhân” sang một bên để bắt đầu một tuần mới tập trung hơn cho công việc của bản thân, một cơ duyên đã mang tôi đến với buổi nói chuyện của ông Koide Hiroaki, Phó giáo sư tại phòng thí nghiệm lò phản ứng nguyên tử, Đại học Kyoto và cũng là một trong những học giả dẫn dắt phong trào xóa bỏ Điện hạt nhân (DHN) tại Nhật.
    Xin tóm tắt buổi nói chuyện dài 3 tiếng đồng hồ, trong một hội trường gần 1000 người chật kín này để mọi người tham khảo.

 

 
 Hiroaki KoideAssistant Professors, The Kyoto University

 
    

Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?

   
 Mở đầu bài phát biểu, giáo sư cho biết điện hạt nhân không khác gì so với nhiệt điện ở chỗ cả hai đều dùng nhiệt sinh ra từ nhiên liệu làm bốc hơi nước để quay tua-bin. Tuy nhiên, điện hạt nhân là nhà máy có hiệu suất nhiệt kém hơn, chỉ là 33% so với 50% của nhiệt điện.
    Cụ thể hơn, để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bỏ phí!!!
Khốn nạn hơn, lượng nhiệt thừa này đang được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển!
    Cách làm này ấn tượng ở chỗ nó có thể nâng nhiệt độ của 70 tấn nước lên 7 độ C trong vòng…1 giây!
Lượng nước này có thể làm nóng bờ biển quanh Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần!
    Các sinh vật biển quanh nhà máy DHN không thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và cũng đừng vội tin rằng C02 là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên!

 
Điện hạt nhân: một cách đứng lên từ đau thương chiến tranh?
    Để sản sinh một lượng nhiệt như vậy, nhà máy DHN như trên phải phân hủy 3 kg uranium/ ngày.
    BA KILOGRAM có thể rất gọn nhỏ, nhưng hãy nhớ về thảm họa hạt nhân ở Nhật năm 1945: quả bom hạt nhân ở Hiroshima CHỈ chứa 800 gram uranium, và ở Nagasaki CHỈ chứa 1.1 kg plutonium!

 
    Nói ví von là, xây dựng 1 nhà máy DHN công suất 100 vạn kW có nghĩa là cho nổ 3-4 quả bom nguyên tử ở 2 thành phố kia HẰNG NGÀY!
    Nhật Bản bắt đầu DHN từ năm 1966 và cho đến nay, Nhật Bản đã “cho nổ” tổng cộng hơn 1 triệu 1 trăm (1,100,000) quả bom nguyên tử như vậy trên khắp đất nước. Con số quá ấn tượng!

 

Điện hạt nhân: xây nhà không có cầu tiêu?


    Rác thải phóng xạ từ các vụ nổ đó được quản lý như thế nào?
    Rác có mức phóng xạ cao được chuyển sang Anh và Pháp để làm cô đặc lại thành một khối cứng rồi chở ngược về lại Nhật Bản để …CHỜ. Nên nhớ CHỜ ĐỢI rất quan trọng, vì chúng ta không có phương pháp nào để làm mất độc tính của phóng xạ một cách chủ động.
    Trong khi chúng ta (Nhật Bản) chưa có cách xử lý thì rác vẫn cứ ùn ùn tuồn ra.
    Hiện tượng này tương đương với việc chúng ta sống vui vẻ trong một căn nhà hiện đại mà không có …TOILET!!

 

Điện hạt nhân: Ai chờ, chờ ai?

    Những loại rác có mức phóng xạ cao phải CHỜ có khi cả 1 triệu năm để chúng phân hủy.
    Những loại rác có mức phóng xạ thấp cần được chôn xuống đất sâu (300-1000m) và CHỜ ít nhất là 300 năm!
    Ai sẽ có một lòng sắt son chờ đợi?
    1. Nhà sản xuất = các công ty điện lực?
    Cuộc sống có điện và sự phụ thuộc vào điện đã trở thành quá hiển nhiên trong suy nghĩ của chúng ta.
    Không ai nhớ một sự thật là chỉ mới 61 năm trôi qua kể từ ngày 9 công ty điện lực Nhật Bản được đi vào hoạt động. Có nghĩa là chúng ra đã quên sạch cái ký ức về việc sống không có điện cách đây chỉ vài thập kỷ!
    Độ dài của 1 công ty là bao so với 300 năm, và ai sẽ đảm bảo là một công ty không bị phá sản trong suốt thời gian đó?

 
    2. Người cho phép = Quốc gia?
    Chúng ta tự hào rằng Nhật Bản là một quốc gia hiện đại. Nhưng nên nhớ rằng cái mầm mống của quốc gia đó chỉ mới được tạo nên từ thời Minh Trị, cách đây 144 năm. Ngay cả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng chỉ có tuổi đời là 236 năm, chả thấm vào đâu so với con số 300 năm của một đống rác “hạng ba”, và 1 triệu năm của một đống rác “chất lượng cao” cả!

 
    3. Vậy thì chỉ có nhân dân chịu trách nhiệm!
    Lấy thời gian bán hủy của Cesium137 là 30 năm, tôi (PGS) chắc chắn rằng 30 năm sau, tôi và 1 nửa số người trong căn phòng này sẽ chết hết. Các vị trong chính phủ cũng chết, các giám đốc công ty điện lực cũng chết. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm trông giữ khối rác khổng lồ đó?
    Chúng ta không thể biết được xã hội sẽ thay đổi như thế nào sau 30 năm; chúng ta không đảm bảo được một cái gì cả, nên đừng hùng hổ tuyên bố là nhận trách nhiệm gì cả!

 

Điện hạt nhân: vì sao chúng ta đồng ý?

    Thế nhưng rõ ràng là các nhà máy DHN vẫn được xây dựng rất nhiều ở đất nước chúng ta với một tinh thần trách nhiệm vĩ đại. Ngay cả khi không có sự cố thì điều này đã rất phi lý và bất thường!

 
    Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy DHN bởi vì chúng ta đã bị lừa bằng câu chuyện thần thoại về tính an toàn gần như tuyệt đối của DHN, được tuyên truyền mạnh bạo và rộng khắp qua các phương tiện truyền thông với sự tham gia của những học giả vô lương tâm và vô trách nhiệm.
    Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy DHN cũng bởi vì chúng ta đã quá vô tư và vô tâm với các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giải quyết bài toán an toàn.

 
    Đúng vậy, chúng ta có luật nói rằng cơ sở DHN và cơ sở sản xuất nguyên liệu hạt nhân không được xây ở những khu đông dân và những thành phố lớn.
    Chính vì thế người dân Tokyo hài lòng vì TEPCO (công ty điện lực Tokyo) đã xây nhà máy DHN ở ngoài Tokyo, tức là ở…Fukushima cách Tokyo đến hơn 200 km!
    Trong khi các nhà máy nhiệt điện được xây san sát nhau quanh vịnh Tokyo cung cấp điện hiệu quả, các nhà máy DHN cần hệ thống dây dẫn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km để dẫn điện từ khắp nơi về “cung phụng” cho Tokyo, với hao tổn đường truyền không hề nhỏ.

 


 
    Chúng ta chẳng thèm quan tâm, bởi sự sung túc, tiện nghi quan trọng hơn sự thiệt thòi âm thầm của bao kẻ lạ mặt khác.
    Chúng ta sẵn sàng sống thoải mái trong một ngôi nhà tươm tất, sạch sẽ mặc cho phân ...ứt hôi tanh đổ ra ngoài và đổ lên đầu muôn vạn sinh linh khác.

 
    Xin đừng chỉ quy tội cho Chính phủ và công ty điện lực Tokyo.
    Hãy tự xem bản thân chúng ta có liên quan như thế nào trong việc hình thành nên đống rác hạt nhân và tai họa hạt nhân khủng khiếp ngày hôm nay tại Fukushima.
    Và người bị lừa cũng phải có trách nhiệm một phần vì đã quá ngây thơ để người ta lừa!!!

 
-------------------------------------

 
    Bài phát biểu còn phần thứ 2 nói về tác hại của sự cố Fukushima với những thông tin và con số đáng báo động cho thấy chính phủ đã và đang vô trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ người dân ở các TỈNH xung quanh Fukushima. Nhưng xin được suy nghĩ kỹ trước khi viết tiếp.

 
PNQ
 23/04/2012





Nên hủy bỏ chương trình điện hạt nhân để Ninh Thuận khỏi trở thành Tchernobyl

Vietsciences-Nguyễn Khắc Nhẫn      30/04/2012






Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gặp sự cố gây thảm họa vào ngày 26/4/1986
Thảm họa kinh hoàng Chernobyl, xếp hạng 7 theo thang INES, xảy ra tại Ukraina, Liên Xô cũ, ngày 26-4-1986, là sự kiện khơi mào cho nhận thức của nhân loại về sự nguy hiểm tiềm tàng của hạt nhân dân sự.
Tai nạn này là do ở những sai sót trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân và một loạt lỗi lầm của con người, nhất là thái độ quan liêu không thể tả.
Chính lò phản ứng số 4 RBMK của Liên Xô, 1000 MW, kiểu lò nước sôi nhẹ, kiềm hãm bằng than và được làm giàu thấp với uranium, đã gánh chịu vụ nổ (không phải hạt nhân) và chảy tâm lò. Lò này, dạng trụ với đường kính là 12 m và cao 8 m, chứa 190 tấn uranium làm giàu 2%. Những điểm yếu của kiểu lò này là không có vỏ bọc (enceinte de confinement) hay mái vòm bảo vệ.Công suất yếu, tâm lò không ổn định, nước dùng để truyền nhiệt có mặt khắp nơi, nhưng nó cũng là nguồn hấp thụ nơtron và do đó hơi nước rất là nguy hiểm và các cần điều khiển (barres de contrôle) không hoàn toàn dễ sử dụng.
Chính thao tác của một vài kĩ sư điện, không biết gì về hạt nhân, đến từ Moscow, với mục tiêu là chứng tỏ khả năng khởi động lại nhà máy cùng với động năng của turbin khi có sự cố bên ngoài về điện, là nguồn gốc gây ra thảm họa. Nguyên nhân là do sự bịt kín và sự gãy đổ các cần điều khiển đối với than kiềm chế. Chế độ siêu cấp (công suất lò phản ứng tăng lên 100 lần) gây ra một loạt các vụ cháy nổ.
Vụ nổ lớn đầu tiên là nổ hơi nước làm tung lên trời 1200 tấn bê tông phủ lò phản ứng. Vụ nổ thứ hai hoặc là do hidro, hoặc do vượt quá giới hạn và phản ứng dây chuyền xảy ra. Ngoài một lượng khổng lồ các chất phóng xạ tung vào không khí (cao hơn 3000 m); người ta ước tính rằng gần 100 kg plutonium (trên tổng số 400 kg chứa trong lò) đã lan tỏa vào môi trường lúc xảy ra vụ cháy.
"Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn
Sự chảy tâm lò và các cấu trúc kim loại tạo nên một lớp corium nằm dưới lò phản ứng. Trong chất thải này có chứa 300 kg plutonium.
Theo một chuyên gia là giáo sư Vassili Nesterenko, sự lắng đọng của plutonium nóng chảy này có thể gây nên một vụ nổ nguyên tử nhiều chục năm sau đó ! Các chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học Belarus tính toán rằng một vụ nổ nguyên tử mạnh từ 50 đến 80 lần bom Hiroshima có thể xảy ra 2 tuần sau vụ nổ Chernobyl !
Những người vận động lobby cho giải pháp điện hạt nhân cho rằng xác suất xảy ra một tai nạn lớn như vậy (chảy tâm lò) là khoảng 1 phần triệu.
Người ta thường nhầm lẫn giữa xác suất và kì vọng toán học (espérance mathématique). Con số rất nhỏ này không thể tin được, bởi vì xác suất phụ thuộc vào rất nhiều giả thiết.
Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người. Đừng quên rằng chỉ trong vòng 50 năm qua mà đã xảy ra năm vụ cháy tâm lò : một ở Three Mile Island, một ở Chernobyl và ba ở Fukushima. Thế giới hiện có 437 lò, với tổng công suất là 370.500 MW.
Khái niệm về rủi ro rộng hơn khái niệm xác suất. Năm nay, nhân kỉ niệm 26 năm Chernobyl, người ta bắt đầu xây dựng một cái Sarcophage (cái quách) khổng lồ thứ 2, trị giá 1,5 tỷ euros, bao trùm lò Chernobyl, với mục đích cấm phóng xạ thóat ra ngoài trời. Thiết nghĩ, thực không có một công nghệ nào "quái lạ" như thế này.

Ai nghiêm trọng hơn?

Fukushima (trái) và Chernobyl
Tác giả đánh giá thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl
Khi so sánh mức độ nghiêm trọng giữa hai thảm họa Chernobyl và Fukushima, cũng như nhiều chuyên gia khác, tôi cho rằng thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl, bởi vì nó được gây ra bởi thiên nhiên và phức tạp hơn nhiều, tuy rằng có nhiều lỗi về thiết kế. Nó đã làm chảy tâm lò phản ứng số 1, 2, và 3 của nhà máy Fukushima 1 Daiichi và gây thấm bể chứa và đáy của một số lò (melt-out).
Thật ra, tập hợp những thanh nhiên liệu chứa trong hồ, tương đương với hai chục tâm lò, cũng có thể bị nóng chảy. Kịch bản này còn nguy hiểm hơn việc nóng chảy một tâm lò bởi vì nó không chỉ liên quan đến nhiều lò phản ứng mà còn nhiều hồ làm mát các thanh nhiên liệu phóng xạ.
Trong khi ở Chernobyl, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được đã gây nên sự hoạt động quá mức của lò phản ứng và từ đó là nhiệt độ cao bất thường, dẫn đến vụ nổ hơi nước hoặc là hidro ; tại Fukushima, phản ứng dây chuyền được tắt một cách tự động khi xảy ra động đất, điều này hạn chế mức độ thải ra các sản phẩm của quá trình phân hạch. Điều may mắn là ở Chernobyl, tâm lò nóng chảy không thấm qua đáy lò trong khi ở Fukushima, tâm lò nóng chảy đã xuyên qua bể chứa và vỏ bọc để đi vào lòng đất.
"Tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn
Cũng cần biết thêm rằng ở Fukushima có 877 tấn nhiên liệu trong các lò phản ứng và 3.400 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong 7 hồ chứa, tổng cộng là 4.277 tấn. Để so sánh, nên nhớ rằng ở Three Mile Island con số này là 30 tấn và ở Chernobyl là 190 tấn.
Ước tính lượng chất phóng xạ thoát vào không khí ở Fukushima là 770.000 terabecquerels, tức gần 5 lần ít hơn ở Chernobyl (4 triệu terabecquerels ). Nhưng con số này không tính đến chất thải đi vào đất và nước biển, và cũng không nên quên rằng việc ô nhiễm vẫn tiếp tục ở Fukushima. Lượng cesium 137 thải vào biển nhiều hơn khoảng hai lần số lượng gây ra bởi các vụ thử bom nguyên tử ở Thái Bình Dương vào những năm 1960.
Nhưng tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt. Một phần nước ngọt, mà rất khó có thể biết con số chính xác, có thể không thể dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp được trong vòng hơn 2 thế kỉ !
Trái với Tepco vốn tìm mọi cách khẳng định rằng chỉ có sóng thần là nguyên nhân của thảm họa Fukushima, Ủy ban điều tra Nhật Bán đã đưa ra giả thuyết là đường ống chính của nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hại nghiêm trọng, ngay trước trận động đất dữ dội (9 độ Richter) xảy ra.

Tham vọng vô ích

Vùng biển Ninh Thuận
Tác giả quan ngại rằng trình độ quản lý và nhân lực của Việt Nam có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro
Nhân những bài học thảm họa kể trên, trở lại các kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi vì cớ gì Việt Nam lại muốn xây dựng một loạt tới 10 lò hạt nhân? Liệu nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể trở thành một Tchernobyl khác không?
Và như tôi đã có dịp trình bày ở một số diễn đàn, tôi cho rằng chương trình điện hạt nhân của Việt Nam không những quá tham vọng mà thật là vô ích, vừa phí của, phí thì giờ, làm chậm trễ việc khai thác cấp tốc năng lượng tái tạo.
Ngoài Trung quốc, không có một nước nào xây dựng nhà máy điện hạt nhân với một tốc độ cao như thế, coi thường khía cạnh an toàn, khoa học, kinh tế, nhân sự, môi trường.
Mặt khác, nhu cầu điện lực của Việt Nam được thổi phồng từ lâu, không thực tế chút nào. Theo dự báo, Việt Nam sẽ cần 329 đến 362 TWh (tỷ kWh) năm 2020 và từ 695 TWh đến 834 TWh năm 2030.
Tôi cam đoan rằng những con số này không thể nào đạt được. Nếu cứ chạy theo mức tăng trưởng lũy thừa nhu cầu điện, 15%- 16% mỗi năm ( dù sẽ hạ dần xuống 11,5% đi nữa ), thì thế nào ta cũng sẽ gặp một cuộc khủng hoảng trầm trọng !
Ở Pháp hiện nay nhu cầu khoảng 500 TWh. Có kịch bản đề nghị hạ con số này xuống 360 TWh trong tương lai, với điều kiện tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng, đồng thời sử dụng tối đa năng lượng tái tạo.
Người ta hạn chế, Việt Nam lại khuyến khích tiêu thụ. Trong lúc người ta đặt biệt chú trọng đến mô hình cầu (modèle de la demande) thì Việt Nam lại quan tâm đến mô hình cung (modèle d'offre) gây rất nhiều lãng phí. Theo đà này thì không khéo Việt Nam sẽ dư điện.

Làm bom nguyên tử?

"Việt Nam phải hủy bỏ ngay chương trình điện hạt nhân, nếu không, VN sẽ bị phóng xạ ngàn năm ô nhiểm, làm tê liệt kinh tế lâu dài và gây bao nhiêu đau thương cho đồng bào vô tội"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn
Các bạn ngoại quốc hỏi tôi có phải Việt Nam muốn làm bom nguyên tử như Iran hay Triều Tiên. Tôi trả lời là nên đặt câu hỏi đó với Thủ tướng Chính phủ. Trên lý thuyết, mỗi năm 1 lò PWR 1000 MW có thể cho 200 kg tương đương plutonium. Nhưng kỹ thuật chế bom không phải dễ, cần một số điều kiện tối thiểu. Các lò RBMK của nhà máyTchernobyl, ngoài việc cung cấp điện, cũng có mục đích gia tăng lượng plutonium cho Liên xô.
Một số chuyên gia cũng nghi là Việt Nam bị một áp lực kinh tế và chính trị nào đó, nên mới câp tốc xây dựng một loạt 10 - 12 lò trong một khoảng thời gian rất ngắn (đến 2030), bất chấp nguy hiểm và những khó khăn sẽ chồng chất lên nhau, khó lường trước được.
Ninh Thuận có thể trở thành Chernobyl, không phải vì máy móc, vì lò có vỏ bọc (enceinte de confinement) nhưng vì thiếu chuẩn bị chu đáo và vì nhân viên vận hành, thiếu trình độ, kinh nghiệm hay kỷ luật. Mặc khác, vùng Ninh Thuận cũng có thể bị động đất và sóng thần. Đó là chưa nói đến sự cẩu thả có thể có của tập đoàn Rosatom (Nga) và cuộc khủng hoảng trầm trọng của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản !
Muốn tránh một thảm họa xảy ra ở Ninh Thuận, theo tôi dễ nhất là Việt Nam phải hủy bỏ ngay chương trình điện hạt nhân. Nếu không, Việt Nam sẽ bị phóng xạ ngàn năm ô nhiểm, làm tê liệt kinh tế lâu dài và gây bao nhiêu đau thương cho đồng bào vô tội.

Không đủ nhân lực

Một vấn đề khác có thể đặt ra là nhân lực. Ngân sách Viet Nam dành cho chương trình giáo dục và đào tạo chuyên viên dự tính khoảng trên 3.000 tỷ đồng. Số lượng dự kiến đến năm 2020 cả thảy là 3000 người được đào tạo.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Có ý kiến cho rằng chính quản lý của con người là một nguyên nhân của sự cố ở Fukushima
So với nhu cầu, con số này tương đối quá nhỏ. Một nhà máy điện hạt nhân 1000 MW, trung bình, cần khoảng 800 đến 1000 người đủ mọi ngành nghề, trong đó một nửa là nhân viên vận hành. Hiện nay trong nước có khoảng 500 chuyên viên trong lĩnh vực hạt nhân và số chuyên viên có kiến thức thực nghiệm kỹ thuật hạt nhân có lẽ không quá 100 người. Số chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm về nhà máy điện hạt nhân thì rất hiếm.
Việt Nam đã bắt đầu chương trình đào tạo về khoa học công nghệ hạt nhân từ thang 6 – 2011. Mỗi năm dự kiến đào tạo ở 5-6 trường Đại học trong nước khoảng 250 sinh viên. Theo kế hoạch nhà nước, đến năm 2020 sẽ đào tạo được 350 tiến sĩ và thạc sĩ , 24.00 kỹ sư trong linh vực năng lượng hạt nhân. Riêng cho lĩnh vực quản lý, ứng dụng và an toàn hạt nhân, phải đào tạo 250 tiến sĩ và thạc sĩ, 650 kỹ sư. Hàng trăm sinh viên trong các con số trên, sẽ du hoc và tu nghiệp ở ngoại quốc
Hiện nay phần lớn các đại học Âu Châu chú trọng đến việc đào tạo chuyên viên để tháo gỡ nhà máy hơn là để xây cất.
"Tôi hoàn toàn không tán thành việc phung phí tiền của dân để đào tạo sinh viên như thế này, vì điện hạt nhân đã lỗi thời, vô cùng nguy hiểm, không kinh tế và cũng không có chút triển vọng nào"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn
Tháo gỡ là một kỹ thuật tương đối mới nên người ta thiếu chuyên gia có kinh nghiệm để giảng dạy. Mặc khác, một số đông giáo sư chuyên ngành hạt nhân đã nghỉ hưu.
Nếu hàng trăm triệu đô-la chúng ta phung phí trong việc đào tạo này để dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng có phải ích lợi cho đất nước và hợp thời, thì có hợp lý hơn không?
Lẽ cố nhiên, tôi hoàn toàn không tán thành việc phung phí tiền của dân để đào tạo sinh viên như thế này, vì điện hạt nhân đã lỗi thời, vô cùng nguy hiểm, không kinh tế và cũng không có chút triển vọng nào.
Chúng ta không có quyền khuyến khích thế hệ trẻ đi ngược trào lưu thế giới, mất thì giờ vàng ngọc của họ. Tôi cho rằng Việt Nam cần xét lại gấp chiến lược năng lượng dài hạn trước khi quá muộn!
Điện hạt nhân là một chủ đề gây tranh cãi ở Việt Nam. Bài viết nhân tuần lễ kỷ niệm 26 năm sự cố Chernobyl phản ánh quan điểm riêng của GS Nguyễn Khắc Nhẫn, Viện kinh tế, chính sách năng lượng và Đại học Grenoble, Pháp, nguyên cố vấn nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris.
 

Grenoble ngày 26-4 -2012

Nguyễn khắc Nhẫn,
Nguyên Giám đốc và GS Trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật  Phú Thọ - SàiGòn
             Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,
             GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,
             GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble

Một số đơn vị cần biết:
Becquerel (Bq) : tác động phóng xạ đo bằng Becquerel (số hạt nhân phóng xạ tự phân huỷ (désintégration) trong mỗi giây là 1 Curie)
                        1 Ci (Curie) = 37.109 Bq
Gray (Gy): liều hấp thu phóng xạ bởi một cơ thể hay một vật thể
                        1 Gy = 1joule/kg = 100 rad
Sievert (Sv): liều tương đương phóng xạ dùng để đo tác động sinh vật trên cơ thể. Đó là một đơn vị đề phòng phóng xạ
                        1 Sv (Sievert) = 100 rem (Tchernobyl: 800-1600 rems)
                        (1 Sv =1000 mSv) (chiếu phổi: 0.1 rem)









Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

mời nghe nhạc đỡ buồn

                       có lẽ vì...trọng bắc hát
         (xin bấm trái chuột vào nút play trên hình)























…….Bm……G …có lẽ vì bờ vai em mong manh hạt nắng
……..Em… ……G...có lẽ vì hàng mi em khép hờ đợi tình tôi
……..G…… ….A...có lẽ vì bờ môi em thơm hương cỏ mộc
………..A…............hay chỉ vì tôi khao khát một lần yêu em
…….Bm……G...có lẽ vì tình yêu em một lần đánh mất
……..Em……G..có lẽ vì bàn tay em khẻ chạm vào tình tôi
……..G…… ….A...có lẽ vì đường em qua đánh rơi tình mộng
………..A……hay chỉ vì tôi thao thức một đời yêu em
G……………. .A……….gió cuốn đi về đâu mỏi gối đôi ta dừng chân
…………..F#m... đồi mòn dốc cao đường tình hun hút
G…………..A………. thấp thoáng bên đồi xanh đàn bướm tung tăng hồn nhiên
…………..F#m……vó ngựa chiều đâu đây khua thôn vắng hòa tình ai say
G…………… ..A…Em... gió cuốn đi thật xa và em cuốn ta về đâu
………………..E đường trần mênh mông ta giờ có nhau
G…………..A……….hát khúc ca nồng say chợt ấm tay trong vòng tay
……………. .F#m………vó ngựa nào đâu đây bên thôn vắng hòa tình ta say  




Coøn Tuoåi Naøo Cho Em
Xin chaân em qua töøng phím ngaø
Xin maây che theâm maøu aùo luïa
Tuoåi naøo thoâi heát töøng thaùng naêm mong chôø




Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Kỷ Niệm 11 Năm Ngày Mất Của Nhạc Sỹ TCS(2001-2012)


01. 4. 2012 Nhôù nhaïc só Trònh coâng sôn

Trònh Coâng Sôn (28.02.1939 – 01.04.2001) là một nhạc sĩ lớn của làng tân nhạc Việt Nam , là nhà thơ, văn, họa sĩ, và cũng là một diễn viên điện ảnh không chuyên nghiệp lắm, đã để lại cho đời hơn 600 ca khúc trong đó phần lớn là tình ca. Nhạc của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến nền âm nhạc Việt Nam và được nhiều ca sĩ thể hiện nhưng thành công hơn cả khi diễn đạt nỗi trầm buồn nhân thế có chút phần bi lụy vẫn là ca sĩ Khánh Ly. Có thể nói nhạc Trònh luôn là mãnh đất màu mỡ cho các ca sĩ, nghệ sĩ thể nghiệm và khai thác. Nhưng đào xới khai thác thế nào để đi đến cái tuyệt đỉnh trong tác phẩm của ông thì chẳng dễ chút nào.
Để nhớ về cố nhạc sĩ một thời vang bóng
TCS, mời các bạn thưởng thức một số ca khúc để đời của ông



@ Với tiếng đàn guitar acoustic, sâu lắng , nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã hát những bài hát thật mộc mạc của Trònh, đưa ta về lại không gian xưa yêu dấu...

@ 12 ca khúc quen thuộc của cố nhạc sĩ Trònh Coâng Sôn như Cát Bụi, Ca Dao Mẹ, Nắng Thủy Tinh, Như Cánh Vạc Bay, Diễm Xưa..., ca sĩ nhạc pop họ Đàm đã không ngừng sáng tạo trong cách thể hiện những tác phẩm của ông



@ Khánh Ly , Vĩnh Trinh , Hồng Nhung , với Trònh :

"KL, một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau.
VT, một người em ruột phải bù đắp vì không kịp thấy bố khi vừa ra đời
HN, một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai?

- Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất.
-VT. Một người thích hát và hát hay những bài hát của anh mình. Lưỡng lự giữa đời ca hát và đời thường. Tuy nhiên cái nghiệp ca hát lại trói buộc ở chặng đời mà mọi ràng buộc khác không còn ý nghĩa nữa. Thế cũng là một điều may mắn cho đời, và cho tôi.
- H.N. làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với (...) thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ.
- Khánh Vĩnh Hồng hay Ly Trinh Nhung là điều phải có, gần như tất yếu, trong cuộc đời sáng tác của một người. Mà hình như còn nhiều nữa, như Khánh Hà, Cẩm Vân, Thái Hiền, Thu Hà, Lan Ngọc, Lệ Thu, ôi nhiều lắm vân vân và vân vân. (TCS )


" Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Khi bạn có một xứ sở để trở về hoặc là để thỉnh thoảng trở về, thì bạn còn có hạnh phúc nhiều lắm. Ở đó bạn có một dòng sông, một ngọn núi, và bạn tìm lại được những đứa bạn một thời tóc xanh nay đã lốm đốm bạc đầu. Bạn sẽ gặp một cô gái Huế bất chợt trên đường và hỏi rằng: Huế bây giờ có gì lạ không em? thì lập tức, hoặc tình cờ cô gái ấy sẽ đọc lại hai câu thơ của Bùi Giáng:

Dạ thưa phố Huế bây giờ
Ngự Bình vẫn đứng bên bờ sông Hương. (TCS )
Nghệ sĩ Phạm ngọc Lân một lần nữa lại đưa ta về với Hạ Trắng , nhớ lại một thời ta đã yêu và rồi từ đó

Ñời xin có nhau dài cho mãi sau nắng không gọi sầu
o xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.


Ru Đời Đi Nhé
Có khi mưa ngoài trời Là giọt nước mắt em Đã nương theo vào đời Làm từng nỗi ưu phiền
Ngoài phố mùa đông đôi môi em là đốm lửa hồng Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than
Chân đi nằng nặng hoang mang ta nghe tịch lặng Rơi nhanh dưới khe im lìm.


Hạ Trắng
Thôi xin ơn đời trong cơn mê này gọi mùa thu tới Tôi đưa em về chân em bước nhẹ trời buồn gió cao Đời xin có nhau dài cho mãi sau nắng không gọi sầu Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.

Chiếc Lá Thu Phai
Về đây đứng ngồi, đường xa quá ngại Để lòng theo chút nắng bên ngoài Mùa xuân quá vội. Mười năm tắm gội Giật mình ôi chiếc lá thu phai Người đâu mất người, đời tôi ngốc dại Tự làm khô héo tôi đây Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài Chập chờn lau trắng trong tay

Ru Tình
Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá
Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa
Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa thu




Caûm ôn ñôøi moãi sôùm mai thöùc daäy ta coù theâm ngaøy nöõa ñeå yeâu thöông

ltp