Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

“ÂmDương-NgũHành” và “Toán học logic” và “Toán tập mờ”

          Mở rộng "ÂmDương-NgũHành" thành "Dịch-NgũHành"

Người xưa ở PhươngĐông, cụ thể là TQ, đưa ra thuyết “ÂmDương-NgũHành” và ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống con người. Đặc biệt là từ đó xây dựng một phép biện chứng “ÂmDương-NgũHành” để lý luận, giải thích và nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên, chẩn bệnh và bốc thuốc trong y học, dự đoán thời tiết và kể cả dự đoán số mệnh, tình cảnh của con người…
Người xưa ở PhươngTây, đưa ra lý thuyết “Toán học logic” và đến năm 1965, giáo sư Lotfi Zadeh của trường đại học California - Mỹ đề ra lý thuyết “Toán tập mờ”. Nhờ đó mà PhươngTây làm nên cuộc cách mạng khoa học và đưa nền khoa học kỹ thuật của loài người tiến bộ vượt bực cho tới tận ngày nay…

Một cách tương đối, theo tôi, chúng ta có thể so sánh như sau:

_ Biện chứng “ÂmDương” là giống biện chứng “Logic” ở chỗ là vì chỉ nhận 2 giá trị là Âm hoặc Dương tương đồng với 2 giá trị Đúng hoặc Sai: Không Âm thì Dương, không Dương thì Âm hay không Đúng thì Sai không Sai thì Đúng. Nhưng, trong phép biện chứng “ÂmDương” còn có: trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vậy, từ phép biện chứng 2 giá trị biến thành biện chứng 4 giá trị, như là LưỡngNghi sinh TứTượng. Nếu đồng nhất LưỡngNghi là ÂmDương, là 0 và 1 thì TứTượng là Âm, ThiếuÂm, ThiếuDương và Dương, là 0, 01, 10 và 11. Ta thấy phép biện chứng ÂmDương đã được mở rộng…cho tới 64 giá trị hay gọi là Dịch lý thì ngừng lại.

_Biện chứng “Logic mờ” từ lý thuyết “Toán tập mờ” là chấp nhận một giá trị thứ 3 ngoài 2 giá trị ĐúngSai. Từ đó ta có các giá trị Đúng, Sai và Mờ(nghĩa là không đúng không sai hay vừa đúng vừa sai). Biện chứng “NgũHành” cũng tương tự. NgũHành gồm các Hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Mộc là mùa xuân, là ThiếuDương. Hỏa là mùa hạ, là Dương. Kim là mùa thu, là ThiếuÂm. Thủy là mùa đông, là Âm. Riêng Thổ là TứQuý, là giao mùa của các mùa xuân, hạ, thu và đông. Do đó một năm theo thuyết “ÂmDương-NgũHành” có 5 mùa: xuân, hạ, thu, đông và TứQuý(4 giao mùa của xuân, hạ, thu, đông). Thổ được xem như là giá trị thứ 3 trong phép biện chứng “Logic mờ”. Biện chứng “NgũHành” ra đời trước “Logic mờ” trên 2.000 năm

Vấn đề đặt ra là, hiện nay có người bảo: “Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời gian quá lâu cho bằng thuyết Ngũ Hành”. Vậy thử hỏi từ mấy ngàn năm rồi Đông Y dùng phép biện chứng dựa trên thuyết "Âm Dương Ngũ Hành" để chữa bệnh cứu người, hóa ra lý thuyết sai lầm mà đến ngày nay vẫn phải "Âm Dương Ngũ Hành" để bốc thuốc, châm cứu...Cứu người đâu phải chuyện đùa mà bảo cơ sở biện chứng để chẩn bệnh và bốc thuốc trong Đông Y là tào lao?

Dịch lý là phép biện chứng “ÂmDương” mở rộng, từ 2 quái lên 4 quái lên 8 quái…lên 64 quái, cùng bản chất với biện chứng “Logic”. Trong khi phép biện chứng “NgũHành” lại giống như biện chứng “Logic mờ”. Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia là không ổn rồi. Cũng như ghép tạng mà không không biết cách thì cơ thể sẽ thải loại nó ra ngay và còn gây nguy hiểm tính mạng. Người xưa đã cố gắng đưa “NgũHành” vào “Dịch lý” để cố giải thích mọi sự việc trên thế gian nhưng không phải là đã thành công hết, mà phải nói là họ đang mò mẫm, hiểu được sự việc nhiều chừng nào hay chừng nấy mà thôi, vì sự hiểu biết của loài người thời ấy cũng còn nhiều hạn chế. Ngày nay, chúng ta kế thừa và tiếp tục phát huy đưa “NgũHành” vào “Dịch lý” để xây dựng thành công phép biện chứng “ÂmDương-NgũHành” ở cấp độ cao hơn thành phép biện chứng “Dịch-NgũHành”

Phản biện là cần thiết vì: chính đề + phản đề => tổng hợp đề là cơ sở để tiến bộ trong đời sống xã hội cũng như phát triển khoa học kỹ thuật.
Nhưng, cũng cần phải hiểu người ta nói cái gì mới phản biện cho đúng, cho hay, góp phần vào sự tiến bộ, chứ mình không tìm hiểu thâm sâu hay như mình không hiểu thuyết “ÂmDương-NgũHành” là gì vì dốt thì cũng như mình “ngồi dưới đáy giếng mà còn tỏ ra nguy hiểm”
(LtH, BMT23092016)


Đọc thêm:
Khám phá mới về Dịch lý và Ngũ Hành?
Ngũ Hành & Khoa học
Ngũ Hành với các lãnh vực khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét