Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Chuyện Phiếm Tháng 2


 Tình Yêu Thời Ôn Dịch


Kỷ niệm về trái cấm là một điều gì xa xôi nhất trong trí nhớ của chúng ta cũng như trí nhớ của nhân loại: tình yêu(TY) trên trái đất này bắt đầu bằng sự cám dỗ tuyệt vời nhưng bi thảm, hay nói rõ hơn là bắt nguồn từ câu chuyện nàng EVA dụ dỗ chàng ADAM ăn trái cấm ở vườn ĐịaĐàng từ ngày xửa ngày xưa.

Không có gì để than thở, nếu TY là món quà quí giá mà ThượngĐế ban cho loài người và chia đều cho mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giàu hay nghèo hoàn toàn khác nhau, nhưng trong TY đều cũng như nhau và bằng nhau. Vì, cũng kể từ sau ngày ấy, chúng ta hoài nghi TY, TY có phải là trò chơi của của Ngài hay không mà “yêu là đau khổ?”, yêu có nghĩa là đi vào con đường đau khổ?

Cho mãi tới cuối thể kỷ thứ 16, sự khổ đau trong TY đã lên tới đỉnh điểm mà Shakespeare đã phải thốt lên “TY là cái chết của cả hai” trong bi kịch Romeo&Juliete. Từ đó đến nay TY như là “sương khói tạo bởi hơi thở của những tiếng thở dài”.

Đầu thế kỷ thứ 20, với triết lý “hiện sinh” ra đời, người ta càng hoài nghi TY dữ dằn hơn nữa: “…làm gì có TY trên cõi đời này? Hay TY chỉ là sự nổi loạn của tình cảm rồi cũng trở về với nỗi cô đơn ban đầu mà thôi”. Từ đó TY đi vào “khủng hoảng hay cách mạng?”, mở màn cho thời đại mới:
_“love is the bed”
_”love is never saying sorry” (yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói rất tiếc?)
_…

Những năm đầu của thế kỷ thứ 21, TY là gì tôi cũng không biết nữa, nhưng cũng xin gởi tới các bạn bài thơ cũ:

Tình buồn em fải đi tu
Sông tương gõ mõ mây mù ủ ê

Này em vướng mấy lời thề
Tịnh tâm nghĩ lại u mê cõi nào?

Kinh trầm mặc ẩn bàng vọng tưởng
Tình là tình, yêu là quái, tiếc chi em.
LtH2007


chú thích hình:
bàn tay em dụ bàn tay anh ăn táo cấm, nên kh̀ông còn bàn tay nào để giữ một TY thiết tha.... http://www.mediafire.com/.../1e7yn.../tuong+niem_KhanhLy.mp3

..bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua, bàn tay làm sao giữ một tình yêu thiết tha...


 Tình Yêu Xứ Thượng




Sau năm 75, bầu bạn chúng tôi hầu như rất ít khi gặp nhau. Mãi tới hơn cả chục năm sau mới biết có 3 thằng bạn “đi lạc” về buôn Trấp, lúc ấy mình chỉ nghỉ đơn giãn là PĐĐạt, HTKỳ và LVChàm tính làm anh hùng xứ Thượng để xóa đói giảm nghèo?Hihi.

Bây giờ nghĩ lại mới biết ra chân lý: nếu một người đàn ông ở Mỹ mà “mất giá” hãy về TP.HCM để được “lên giá” trở lại (vì xài tiền đô đổi ra được nhiều tiền VN). Nếu người đàn ông ở TP.HCM bị mất giá hãy về TP.BMT để được lên giá trở lại (vì ít lạc hậu hơn). Còn người đàn ông TP.BMT mà bị mất giá thì đi đâu nhỉ? Có lẽ câu trả lời là vào buôn mà ở sẽ được lên giá trở lại (vì …hìhì)

Mới nghe có vẽ như đùa, nhưng nghĩ lại VN có tất cả khoảng 54 dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Chăm và dân tộc Êđê là theo chế độ mẫu hệ nên “đi bắt cái chồng để được có chồng”. Suy ra em-con-gái người Kinh nào bị “ổng chề” hãy mau mau lên TP.BMT mà ở và học theo phong tục của họ, và thằng-con-trai nào muốn lên giá cũng lên TP.BMT mà ở, có thơ rằng:

Đường Banmê cong cong quẹo quẹo,
Gái Buônmê không ghẹo cũng theo…

Mấy anh có vợ rồi mà muốn lên giá cũng lên TP.BMT mà ở, vì nếu lí lắc cái mặt để em Êđê nó thương là nó đi cưới liền tù tì. Em cưới chồng nên bắt chồng về buôn. Sau này ớn quá, sợ quá hay chơi trò “sở khanh hiện đại” mà trốn em nó, em nó chẳng nói gì, cho trốn. Xong xuôi rồi em nó sẽ dẫn cả làng tới nhà bắt đền. Nếu trước đây em nó cưới chồng bằng một con bò sẽ bắt đền ba con, nghĩa là bắt đền gấp ba lần. Rồi, em nó lại có của hồi môn để bắt cái chồng khác, khoẻ re.

Ngẫm lại, đàn ông người Kinh là thiệt thòi nhất, nếu không muốn nói là hơi bị ngu, vì đi cưới vợ mà bị vợ bỏ là mất cả chì lẫn chài. Hehe…
 chú thích:
Chế độ mẫu hệ: Xưa kia, đời sống loài người còn hoang dã, con cái chỉ biết có mẹ nên vai trò người mẹ rất quan trọng, đã nắm hết quyền hành trong gia đình. Lúc đó, chế độ mẫu hệ hay mẫu quyền phổ biến rộng rãi đối với các dân tộc trên thế giới. Theo chế độ mẫu hệ, người mẹ là chủ gia đình, cưới chồng cho con gái, các con theo họ mẹ, chỉ con gái mới được chia gia tài và con gái út được chia gia tài nhiều hơn vì phải nuôi cha mẹ già yếu. Ông cậu (em trai của mẹ) có quyền khá lớn đối với việc hôn nhân. Tuy người chồng ở rể, nhưng vẫn được kính trọng ngoài xã hội (già làng, trưởng bản luôn là đàn ông).

Ở rể lâu dài: Là một nét đặc thù của chế độ mẫu hệ. Ngày nay, một số dân tộc ít người còn theo chế độ mẫu hệ như các dân tộc Chăm ở miền Trung, M’Nông tại phía nam Ban Mê Thuột, Ê Đê ở Đắc Lắc và dân tộc Gia Rai, Bana ở Kon Tum, Pleiku…và một số dân tộc vùng Tây Bắc. Trong hôn nhân, nhà gái quyết định việc cưới chồng cho con gái. Con cái phải theo họ mẹ, chỉ con gái mới được chia gia tài, con trai lấy vợ phải ở rể, con gái út được chia nhiều gia tài hơn vì có bổn phận nuôi cha mẹ già yếu.




Cháu Giống Ông Thì Là Gì Nhỉ?

Chúng ta vẫn thường nghe nói:
"con hơn cha là nhà có phúc"
Vậy:
"con giống cha là nhà cũng có phúc", vì đừng giống cha hàng xóm là OK....
Và:
"cháu giống ông thì không phải là nhà có phúc nữa, mà
cháu giống ông, tổ tông quá phúc???!!!"

chú thích:
Thấy cháu nó bắt chước giống ông nội để chụp hình nên nói vui vậy thôi, chứ cháu ngoại mới chắc là cháu của mình, còn cháu nội thì phải chờ xét nghiệm ADN đã. Hơn nữa, nếu nó giống khuôn mặt mình thì là OK ngay không cần bàn cải, nhưng cháu mà xem ông là thần tượng, bắt chước giống y thì cũng OK luôn vì cũng là giống ông mà lị. Hìhì. 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét